Các học sinh mới trong buổi học đầu tiên của năm học tại một trường tiểu học ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Các học sinh mới trong buổi học đầu tiên của năm học tại một trường tiểu học ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Theo các chuyên gia thì một biểu trưng (logo) tốt cần đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như:
– Sự khác biệt: là những yếu tố độc đáo, khác lạ gây ấn tượng với thị giác.
– Đơn giản, dễ nhớ: là những đường nét biểu trưng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
– Dễ thích nghi: là những hình ảnh biểu trưng có thể phù hợp với nhiều nền văn hóa, không bị trở ngại về ngôn ngữ.
– Có ý nghĩa: là những biểu trưng mà tự thân nó đã toát lên ý nghĩa muốn chuyển tải.
Tuy nhiên để một biểu trưng hội tụ đủ tất cả các yếu tố trên cũng không phải dễ dàng. Ngày nay các nhà thiết kế logo thường có xu hướng sử dụng những hình tượng đơn giản nhưng hiện đại mang tính thực dụng cao. Ngoài yếu tố đồ họa việc sử dụng màu sắc cũng góp phần không nhỏ tạo nên những biểu trưng đẹp và có ý nghĩa.
Gần đây Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã giới thiệu một biểu trưng mới của ngành, với mong muốn tạo nên một hình ảnh mới mẻ, nhiệt huyết và đầy tính sáng tạo của Lưu trữ Việt Nam trong thời đại mới. Logo của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước được phát triển trên nền tảng ý tưởng biểu trưng của Chương trình Ký ức thế giới (Memory of the World) của UNESCO với ý nghĩa cùng chung tay gánh vác sứ mệnh bảo tồn và phát huy giá trị Di sản tư liệu của Việt Nam và thế giới.
Logo mới của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam
Nhân sự kiện này cùng điểm qua biểu trưng của một số Lưu trữ quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
– Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ: Logo mới của Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ được giới thiệu ngày 30 tháng 6 năm 2010 nhân kỷ niệm ngày Lễ Độc lập của quốc gia mồng 4 tháng 7 hàng năm. Logo có hình con đại bàng tượng trưng cho sự bảo vệ và nhấn mạnh vai trò của Lưu trữ với tư cách là người gìn giữ các di sản quý của quốc gia. Trong bài phát biểu giới thiệu biểu trưng mới, ông David S. Ferriero đại diện cho Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ đã nói “Đại bàng theo truyền thống là đại diện cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Đôi cánh tượng trưng cho sự vươn mình về phía trước, sự nhanh nhẹn và bảo vệ tương lai. Mỗi ngày, nhân viên của chúng tôi trên khắp đất nước luôn nỗ lực hết mình để tìm ra những phương thức mới làm phong phú thêm những tài nguyên tư liệu để mọi người có thể truy cập sử dụng nhanh và hiệu quả hơn”.
Logo của Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ với biểu tượng đại bàng vươn cánh
– Lưu trữ quốc gia Niu-di-lân: Logo của Lưu trữ quốc gia Niu-di-lân được công bố chính thức ngày 15 tháng 12 năm 2008 mang thông điệp là nơi lưu giữ những ký ức quá khứ đồng thời là một nơi dễ tiếp cận, cởi mở và đáng tin cậy. Logo được thiết kế trên cơ sở nghệ thuật chạm khắc đặc trưng trong các ngôi nhà cổ của người Māori, một tộc người bản địa của Niu-di-lân. Các đường nét đồ họa mang hình tượng sóng biển và cây dương xỉ là những đặc trưng của của quốc gia này đồng thời cũng thể hiện sự bảo tồn, duy trì các di sản và những ký ức cổ xưa của đất nước.
Logo của Lưu trữ quốc gia Niu-di-lân
– Lưu trữ quốc gia Ma-lai-xi-a: Logo của Lưu trữ Quốc gia Ma-lai-xi-a được thiết kế bởi Encik Sumali bin Amat trong một cuộc thi thiết kế logo tổ chức từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 10 tháng 4 năm 1979. Các đường nét thiết kế được lấy ý tưởng từ mái vòm Moorish của Tòa nhà Sultan Abdul Samad, một kiến trúc nổi tiếng theo phong cách Phục hưng cổ điển với tháp đồng hồ lớn. Logo là hình ảnh ngôi sao 13 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang tạo nên đất nước Ma-lai-xi-a, là sự đồng nhất với ngôi sao trên lá cờ tổ quốc để biểu thị sự đoàn kết của người Mã Lai. 13 cánh sao được thiết kế như 13 tờ giấy xếp gối tiếp nhau tạo thành vòng tròn khép kín tượng trưng cho các yếu tố văn hóa và sự phong phú của các hồ sơ, tài liệu lưu trữ, đồng thời phản ánh hình dạng của con dấu được sử dụng thống nhất trong các tài liệu chính thức của chính phủ Ma-lai-xi-a.
Logo của Lưu trữ quốc gia Ma-lai-xi-a
Logo của Lưu trữ quốc gia Liên hiệp Anh
Logo của Lưu trữ quốc gia Ấn Độ với biểu tượng bên trong là Tòa nhà của Lưu trữ quốc gia tại New Delhi
Logo của Lưu trữ quốc gia Pháp đơn giản với ký tự cách điệu “Archives Nationales”
Logo của Thư viện và Lưu trữ Ca-na-đa
Logo của Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga
Logo của Lưu trữ quốc gia Ma-rốc
Logo của Lưu trữ quốc gia Hàn Quốc với biểu tượng vòng tròn âm dương đặc trưng của người Hàn
Logo của Lưu trữ quốc gia Nhật Bản với dòng Hán tự đơn giản “Quốc lập công văn thư quán”
Logo của Lưu trữ quốc gia Phi-líp-pin
Logo của Lưu trữ quốc gia Sing-ga-po
Logo của Lưu trữ quốc gia thuộc Chính phủ Úc
Hai phiên bản khác màu xanh và màu đỏ của Lưu trữ khu vực Tây Úc
Ngoài biểu trưng của các Lưu trữ quốc gia còn có logo của một số tổ chức Lưu trữ và Di sản tư liệu quốc tế như:
Logo của Hội đồng Lưu trữ quốc tế ICA
Logo của Cổng thông tin lưu trữ Châu Âu
Logo của Chương trình Ký ức thế giới thường được ghép với biểu trưng của UNESCO
Tại cuộc họp lần thứ 9 ngày 31 tháng 7 năm 2009 tại Bác-ba-đo (Barbados) một đảo quốc độc lập nằm trong Đại Tây Dương, Ủy ban Cố vấn quốc tế Chương trình Ký ức Thế giới đã thống nhất lựa chọn một biểu trưng mới của Chương trình. Thiết kế được lựa chọn là của Heiko Huennerkopf người dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế biểu trưng cho Chương trình Ký ức Thế giới. Đây là ý tưởng được khắc họa từ những cuộn giấy cói và giấy da là vật liệu ghi chép những ký ức đầu tiên của loài người. Biểu trưng của logo có hình dạng cuộn ngoài ý nghĩa là sự liên kết có tính bản quyền, còn mô tả một quả địa cầu, một đĩa ghi âm, một cuộn phim là đại diện cho các hình thức di sản tư liệu được bảo tồn trong Chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Logo của Chương trình này cũng chính là nguồn cảm hứng để Lưu trữ quốc gia Việt Nam xây dựng ý tưởng về biểu trưng của mình./.
Học sinh ở Nga mặc đồng phục và tặng những bó hoa tươi thắm cho thầy cô giáo trong ngày khai giảng. Ảnh: Russia Knowledge
================================================
Nhãn: logo, logo các hãng xe hơi nổi tiếng, logo xe ô tô, logo xe hơi
Ở Nga, lễ khai giảng để bắt đầu năm học mới diễn ra vào ngày 1/9 và được gọi là ngày Tri thức. Nếu ngày này rơi vào Chủ nhật, thì lịch khai giảng sẽ chuyển sang thứ 2 của tuần kế tiếp đó.
Lễ khai giảng ở Nga diễn ra rất trang trọng nhưng cũng rất tươi vui và gần gũi. Theo truyền thống, trong buổi lễ khai giảng ở Nga, học sinh thường mặc đồng phục và mang những bó hoa tươi thắm tặng cho thầy cô giáo. Sau đó, giáo viên lại tặng cho học sinh những quả bóng bay.
Buổi lễ khai giảng sẽ kết thúc bằng tiếng chuông reo để tượng trưng cho "tiếng chuông đầu tiên" của năm học mới.
Ngoài ra, buổi học đầu tiên của học sinh lớp 1, các em sẽ được học về các chủ đề bảo vệ môi trường, tôn trọng người khác và hòa bình.
Ngày 1/9 cũng là ngày khai giảng truyền thống của học sinh Ukraine. Mặc cho tình hình đất nước còn nhiều bất ổn, các em nhỏ Ukraine vẫn xúng xính trong trang phục truyền thống, háo hức cầm hoa tới trường dự lễ khai giảng. Ảnh: LT
Theo truyền thống, học sinh Ukraine sẽ được tổ chức lễ khai giảng vào ngày 1/9 hàng năm. Vào ngày này, các em học sinh diện bộ trang phục truyền thống đẹp mắt và háo hức cầm hoa tới dự ngày đầu tiên của năm học mới.
Tuy nhiên, do tình hình an ninh của quốc gia gặp bất ổn nên trong những năm gần đây, nhiều ngôi trường đành bỏ qua nghi thức này.
Lễ khai giảng ở Pháp rất đơn giản và gần gũi, không bóng bay. Năm học mới ở Pháp bắt đầu ngày 1/9. Trước đó một ngày, giáo viên đến trường để chuẩn bị cho buổi lên lớp đầu tiên.
Các trường không tổ chức lễ khai giảng mà chỉ tập hợp học sinh trong hội trường để giới thiệu giáo viên. Sau đó, học sinh vào học như những ngày bình thường.
Theo quy định của Bộ Giáo dục Công lập Ba Lan, ngày đầu tiên đi học đối với các trường giáo dục bắt buộc ở Ba Lan là ngày 1/9 hoặc ngày thứ 2 sau ngày 1/9 nếu ngày này rơi vào thứ 6, thứ 7 hoặc Chủ nhật.
Học sinh Hy Lạp thường giai giảng vào ngày 11/9 hoặc thứ 2 đầu tiên sau ngày 11/9 nếu ngày này rơi vào thứ 7 hoặc Chủ nhật.
Các em học sinh tại Saudi Arabia đều mặc đồng phục gọn gàng và tham gia đầy đủ những buổi ngoại khóa trong lễ khai giảng. Ảnh: LT
Tuân thủ chặt chẽ mọi luật lệ nghiêm khắc nhất của Hồi giáo và từng cắt giảm mạnh chi tiêu cho giáo dục vì ngân sách cạn kiệt nhưng Saudi Arabia lại là quốc gia có lễ khai giảng kéo dài nhất thế giới. Bắt đầu vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 hàng năm, lễ tựu trường của học sinh Saudi Arabia được kéo dài tới 3 ngày liên tiếp.
Trong lễ khai giảng, học sinh tại quốc gia này sẽ có thời gian để làm quen với trường lớp, thầy cô và bạn bè mới. Trong 3 ngày này, các em hoàn toàn sử dụng thời gian lên lớp để tham gia các hoạt động ngoại khóa, đón nhận những thông tin bổ ích về trường học cũng như nhận những chia sẻ từ học sinh khóa trên. Giáo viên sẽ mang bánh và hoa cho học sinh của mình.
Ngày đầu tiên đi học đối với các trường công lập ở Anh và xứ Wales thay đổi theo quyết định của chính quyền địa phương nhưng gần như luôn rơi vào tuần đầu tiên của tháng 9, hoặc thỉnh thoảng là tuần thứ 2.
Mỹ dành ngày đầu tiên đến trường để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với giáo viên, bạn bè mới. Ảnh: Business Insider
Ở Mỹ, lễ khai giảng khá thoải mái, không đặt nặng về phần nghi thức, chủ yếu để học sinh được vui vẻ, hân hoan, vui chơi. Ngày đầu tiên đến trường, học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với giáo viên, bạn bè mới.
Theo thông lệ, các trường học tại Mỹ sẽ bắt đầu năm học mới vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, thường nhiều trường tổ chức vào thứ 2 đầu tiên của tháng 9. Tuy nhiên, ngày khai giảng cụ thể cũng tùy theo quy định bởi chính quyền mỗi bang. Ví dụ, các trường ở miền Đông bắt đầu năm học mới sớm hơn miền Tây vài tuần.
Nhà trường sẽ thông báo ngày chính thức tổ chức bắt đầu năm học mới. Tất cả học sinh và thầy cô tập trung lại cùng nhau rồi vui chơi giải trí và làm một vài buổi lễ tuyên thệ để tăng tính quyết tâm trong lòng học sinh.
Vào ngày khai giảng đầu tiên trong cuộc đời, học sinh lớp 1 sẽ mang theo chiếc nón được người thân tặng đến trường. Ảnh: Sophie Hardach
Ở Đức, lễ khai giảng chỉ được tổ chức một lần duy nhất khi học sinh vào lớp 1. Đồng thời, lịch khai giảng ở các trường cũng không thống nhất nhưng thường dao động từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.
Trước ngày khai giảng, phụ huynh sẽ chuẩn bị cho các em một cái nón giấy đầy màu sắc, trong đó đựng kẹo, bánh, đồ chơi, hoa quả... để mang đến trường.
Ở Trung Quốc, ngày khai giảng thường tổ chức vào ngày 1/9. Vào ngày này, học sinh sẽ mặc đồng phục đến trường. Hiệu trưởng nói lời khai giảng, sau đó các thầy cô tặng cho học sinh một cuốn từ điển - tượng trưng cho việc trao cho các em nguồn tri thức, cũng có khi tặng cho các em những bộ sách giáo khoa.
Các học sinh sau đó trở về lớp, trò chuyện với cô giáo, làm quen lại với các bạn và tự giới thiệu về bản thân mình.