Có bầu nên ăn gì là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu bởi chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh, mà còn giúp thai nhi nạp đủ những dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Trong bài viết dưới đây, CNDD Nguyễn Thị Quỳnh, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ 12 thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Có bầu nên ăn gì là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu bởi chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh, mà còn giúp thai nhi nạp đủ những dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Trong bài viết dưới đây, CNDD Nguyễn Thị Quỳnh, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ 12 thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính như thông thường mẹ hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ gồm bữa sáng, bữa phụ sáng, bữa trưa, bữa phụ chiều, bữa tối và bữa phụ đêm. Việc chia nhỏ như vậy sẽ giúp mẹ bầu nạp đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé, đồng thời cải thiện được các triệu chứng ốm nghén.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là mẹ nên tăng lượng đồ ăn vặt trong ngày, nhất là các loại đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh, chế biến sẵn chứa nhiều đường có thể khiến mẹ tăng cân rất nhanh nhưng không bổ sung được dinh dưỡng cho bé.
Ăn nhiều bữa trong ngày nhưng không giảm khẩu phần ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị quá tải, có thể khiến mẹ thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, táo bón… làm trầm trọng hơn các biểu hiện ốm nghén khi mang thai.
Hơn nữa, việc cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, chất ngọt và chất béo bão hòa trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng nguy cơ sảy thai, quá trình chuyển dạ kéo dài, bé sinh thiếu tháng hoặc mắc dị tật bẩm sinh.
Các món ăn hấp và luộc ngoài việc giữ được hương vị nguyên bản còn chứa ít gia vị và dầu mỡ. Vì thế mẹ có thể ưu tiên ăn đồ ăn hấp, luộc để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà không lo những tác động bất lợi do ăn quá nhiều chất béo và gia vị như khi chế biến các món khác.
Bên cạnh việc giúp cơ thể gia tăng dung tích máu để nuôi dưỡng thai nhi, uống đủ nước còn giúp mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn. Mẹ nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để bé phát triển khỏe mạnh và hạn chế tình trạng ăn vặt quá nhiều trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên duy trì các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để giảm béo, giảm đau lưng, đầy hơi, táo bón, phù nề do ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu trong thời gian dưỡng thai.
Nghiên cứu cho thấy, việc duy trì thói quen tập luyện trong thai kỳ sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng endorphin – hormone giảm căng thẳng và ức chế cortisol – hormone làm tăng cảm giác thèm đồ ăn ngọt, nhờ đó sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Xem thêm: 5 bài tập thể dục an toàn cho bà bầu
Đây là giai đoạn thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất, do đó mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các nhóm chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
Mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Dưới đây là 7 loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng không gây tăng cân quá nhiều mà mẹ có thể tham khảo:
Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Mẹ bầu nên bổ sung tinh bột trong bữa ăn hàng ngày như gạo, ngô, khoai củ và sản phẩm chế biến như mì, miến, bún, phở… Ngoài ra, khuyến khích mẹ bầu ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ giúp ổn định đường máu phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…
Các loại thịt nạc (thịt lợn, thịt bò, thịt gà…) cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như protein và các khoáng chất như sắt, đồng, kẽm… Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại hải sản như ngao, cua, ghẹ, tôm, cá nhỏ ăn được cả xương… Đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên giúp hỗ trợ cho sự phát triển của xương và não thai nhi. Các bà mẹ hãy xây dựng thực đơn “ăn vào con không vào mẹ” luân phiên mỗi thực phẩm trên từ 2-3 bữa mỗi tuần.
Các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… có hàm lượng chất acid béo omega-3 (DHA và EPA) giúp phát triển và hoàn thiện não bộ cũng như thị giác của trẻ. Omega-3 còn kích thích cơ thể tiết ra leptin – một loại hormone thúc đẩy cảm giác thèm ăn và chuyển hóa chất béo để cơ thể đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, nhờ đó mẹ bầu kiểm soát được cân nặng và không tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Nếu mẹ đang thắc mắc có bầu ăn gì vào con không vào mẹ, rau củ quả là một gợi ý phù hợp. Ngoài việc cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, trong rau củ quả còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp mẹ kiểm soát cơn đói tốt hơn. Bằng cách gia tăng hàm lượng chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tăng cân cũng như phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Lượng rau củ cung cấp trung bình mỗi ngày từ 400-500g rau, tăng hơn khi có đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài các loại rau củ, trái cây cũng có thể giúp bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết khác. Việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ, vừa cung cấp dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp hoặc nếu có cảm giác nôn nghén trong 3 tháng đầu có thể chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong bữa ăn chính hoặc phụ cũng rất tốt. Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung 300-400g trái cây tươi các loại.
Trứng cũng là một gợi ý phù hợp cho mẹ bầu khi tìm hiểu thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Nguyên nhân bởi trứng chứa rất nhiều protein, vitamin B2, B12, vitamin D, sắt, kẽm, choline,… Trong đó, protein sẽ giúp mẹ duy trì cảm giác no được lâu hơn, tăng quá trình trao đổi chất khiến mẹ tiêu hao calo nhiều hơn, nhờ đó kiểm soát được cân nặng nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi. Mẹ chỉ cần ăn 3 – 4 quả trứng mỗi tuần là đủ.
Có bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Chắc chắn không thể thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa. Sữa cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng như canxi, protein, magie và vitamin D cần thiết cho mẹ bầu. Trong đó, canxi và vitamin D sẽ hỗ trợ thai nhi phát triển khung xương, còn protein và chất béo trong sữa sẽ kích thích ruột non tiết ra peptide YY – một loại hormone đường ruột giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Mẹ bầu nên uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày, tốt nhất nên uống sữa sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng để tránh tạo ra cảm giác no trước bữa ăn.
Sau khi sinh mổ, hoạt động cơ bóp của ruột bị chậm lại, dạ dày cũng bị xoá trộn tạm thời. Vì vậy, mẹ bỉm sữa cần đặc biệt cẩn thận trong quá trình ăn uống. Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh bạn cần phải nhớ như sau:
Bên cạnh việc ăn uống đủ dưỡng chất, các mẹ bỉm sữa cũng nên nghỉ ngơi thật tốt, kết hợp vệ sinh vết thương theo sự chỉ định của bác sĩ để vết thương nhanh chóng phục hồi. Trên đây là một số thực đơn cho mẹ sau sinh mổ, hãy lấy giấy bút ghi lại và nấu ngay cho mẹ bỉm sữa trong nhà nhé!
Tình trạng sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh mổ
Sinh mổ thường được chỉ định với những trường hợp thai ngược, thai quá lớn, khó sinh, hoặc vỡ nước ối sớm,… Trừ những trường hợp đặc biệt thì 82X nghĩ bạn vẫn nên lựa chọn sinh thường để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe mẹ. Một số vấn đề thường gặp phải sau khi sinh môt như:
Khi sinh mổ, cơ thể mẹ khó có thể phục hồi như sinh thường được. Từ việc ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, giảm đau, mất nước khi sinh, nhu động trong hoạt động tiêu hóa,… khiến cơ thể dễ bị táo bón, gây đầy bụng và khó chịu cho thai phụ.
Khác với sinh thường, mẹ không thể cho con bú ngay mà phải đợi ít nhất từ 2 – 4 tiếng ở phòng hồi sức mới được gặp con. Bên cạnh đó, thuốc tê và thuốc kháng sinh cũng khiến sữa về chậm hơn, thậm chí là mất sữa tạm thời. Vì vậy, thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần ưu tiên các món ăn lợi sữa mẹ.
Khác với vết rạch tầng sinh môn ở sinh thường, vết mổ sẽ dài và sâu hơn. Vì vậy thời gian để phục hồi vết thương cũng kéo dài hơn rất nhiều. Người mẹ thường phải mất hơn 1 tuần để vết khâu bên ngoài lành lại và 1-2 tháng cho các vết thương bên trong phục hồi. Sau 3 tháng, các vết mổ sau sinh mới phục hồi hoàn toàn. Không chỉ vậy, mẹ bỉm sữa thỉnh thoảng có thể cảm nhận sự đau nhức của vết mổ cho đến khi chúng được 1 năm, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Vì vậy thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng để giúp các vết thương mau lành lại. Trong 3 tháng đầu sau sinh, bạn không nên sử dụng các thực phẩm sau: đồ nếp, rau muống, đồ uống có ga, chất kích thích, có cồn, các gia vị mạnh như hạt tiêu, tỏi, ớt cay, mỡ động vật, da của gia cầm, trứng,…