Cách Luyện Ielts Writing Task 1

Cách Luyện Ielts Writing Task 1

Việc áp dụng từ đồng nghĩa có thể hiểu đơn giản là bạn cần viết lại câu đã cho bằng cách thay thế các từ có nghĩa tương đương. Đây là phương pháp paraphrase đơn giản và dễ nhớ nhất vì bạn hoàn toàn có thể áp dụng khi đã nắm được những trường từ vựng tương đương. Tuy nhiên, hãy luôn để ý đến mức độ đồng nghĩa giữa các từ cũng như ngữ cảnh của câu để lựa chọn từ sao cho phù hợp.

Việc áp dụng từ đồng nghĩa có thể hiểu đơn giản là bạn cần viết lại câu đã cho bằng cách thay thế các từ có nghĩa tương đương. Đây là phương pháp paraphrase đơn giản và dễ nhớ nhất vì bạn hoàn toàn có thể áp dụng khi đã nắm được những trường từ vựng tương đương. Tuy nhiên, hãy luôn để ý đến mức độ đồng nghĩa giữa các từ cũng như ngữ cảnh của câu để lựa chọn từ sao cho phù hợp.

Paraphrase bằng cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp (sentence structure)

Thay đổi cấu trúc ngữ pháp tương đương

Với phương pháp này, thí sinh phải chuẩn bị nền tảng ngữ pháp thật tốt, cũng như sự linh hoạt khi áp dụng chúng vào từng ngữ cảnh khác nhau. Đối với phần Writing Task 1, bạn sẽ phải paraphrase các cấu trúc liên quan đến Nguyên nhân - Kết quả hay nêu bật lên sự Liên quan - Đối lập để câu văn được hay hơn.

Câu nguyên bản: Although it experienced declines in the previous years, the figure is forecast to reach a high of 35% in the year 2019.

Câu đã được Paraphrase: Despite its previous declines, the figure is forecast to reach a high of 35% in the year 2019.

Trong bài viết trên, bạn có thể paraphrase lại câu nguyên bản bằng cách sử dụng một cấu trúc ngữ pháp khác có nghĩa tương đương. “Although” và “Despite” đều có nghĩa là “Mặc dù”, nhưng cấu trúc ngữ pháp theo sau hai từ này là khác nhau.

“Although” luôn được theo sau với một mệnh đề (S+V+O), còn “Despite” luôn được theo sau với một cụm danh từ. Vì vậy, khi Paraphrasing, bạn có thể thay đổi cụm “it had experienced declines” thành “its previous declines” để có thể viết lại được câu hoàn chỉnh với từ “Despite”.

Thay đổi câu từ thể chủ động sang bị động (active - passive)

Trong phần thi IELTS Writing, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi câu ở thể chủ động sang bị động và ngược lại.

Câu nguyên bản: The Government should spend money on saving languages that are used by few speakers.

Câu đã được Paraphrase: Money should be spent on saving languages that few speakers use (by the Government).

Thay đổi câu với chủ ngữ giả “it” (Dummy subject)

“It” thông thường sẽ được dùng như một đại từ để thay thế cho danh từ đã đề cập trước đó, nhằm tránh việc lặp từ trong câu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi chủ ngữ của câu không xác định được hay không rõ, “it” được sử dụng làm chủ ngữ đứng đầu câu, đi trước động từ tobe chứ không thay thế cho danh từ nào cả. Khi đó “it” được xem là chủ ngữ giả. Việc sử dụng chủ ngữ giả “it” cũng được xem như một cách paraphrase.

Biểu đồ đường được dùng để hiển thị dữ liệu thu thập được, hoặc sự thay đổi của một yếu tố trong một khoảng thời gian xác định. Tất cả các điểm dữ liệu được kết nối bởi một dòng. Biểu đồ đường gồm có trục x và trục y. Trong các loại biểu đồ thường gặp ở IELTS Writing Task 1, biểu đồ đường là một trong những biểu đồ dễ mô tả nhất về xu hướng thay đổi. Nhiệm vụ của thí sinh là viết một đoạn văn miêu tả các thông tin hiển thị trong biểu đồ nhưng không nêu quan điểm của mình trong bài viết.

Trong quá trình làm bài, bạn cần chú ý: Dựa vào trục x và trục y của biểu đồ để nắm được các thông tin cơ bản về đơn vị, thời gian Xác định số lượng đường biểu diễn trong biểu đồ Chú ý đến điểm khởi đầu, điểm kết thúc, sự thay đổi tăng giảm của các đường và so sánh chi tiết.

Xem thêm: Cách viết biểu đồ đường trong IELTS Writing Task 1

Biểu đồ cột - Bar Chart là dạng biểu đồ có chứa các thanh chữ nhật có chiều dài biểu thị cho các giá trị khác nhau. Các thanh có thể được thể hiện theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy vào mục đích hiển thị khác nhau của từng biểu đồ, tuy nhiên cách viết và phân tích số liệu cũng không thay đổi. Biểu đồ cột có công dụng chính là dùng để so sánh và đối chiếu các số liệu, yếu tố, hoặc xu hướng thay đổi của các đối tượng theo thời gian. Sự phức tạp của biểu đồ phụ thuộc vào số lượng của các cột và giá trị được gắn vào chúng.

Những điểm cần lưu ý khi phân tích biểu đồ cột - Bar Chart:

Trong phần Overview, hãy phân tích 2-3 ý nổi bật và nêu khái quát ý nghĩa của biểu đồ. Đừng chỉ dừng ở 1 ý duy nhất, như vậy bạn sẽ không miêu tả được hết biểu đồ.

Nên phân tích sườn bài trước khi viết, điều này sẽ giúp bạn viết nhanh và không bị sót ý.

Xem thêm: Cách viết dạng Bar chart trong Writing Task 1 chỉ với 3 bước cực hiệu quả

Biểu đồ tròn thường dùng để trình bày thông tin của chủ thể tại các mốc thời điểm khác nhau, hoặc là cùng một thời gian. Về hình thức, biểu đồ tròn thường được chia thành các phần nhỏ có màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau, tương ứng với các đối tượng được phân tích. Bên góc biểu đồ thường có các chú thích để làm rõ hơn từng đối tượng. Khi gặp dạng biểu đồ tròn (Pie Chart), bạn cần so sánh và làm nổi bật sự khác nhau giữa các chart. Hãy so sánh các đối tượng với nhau, đối tượng nào lớn, đối tượng nào nhỏ nhất và, sự tương quan giữa các đối tượng, sự thay đổi của chúng trong biểu đồ.

Những điểm cần lưu ý khi phân tích biểu đồ tròn - Pie Chart:

Khi gặp biểu đồ tròn có yếu tố thời gian, việc miêu tả sự thay đổi theo thời gian là vô cùng quan trọng. Chú trọng các phần tăng, giảm, sự tăng giảm có đáng kể không. Nêu lên những phần không thay đổi.

Đối với Pie Chart không có yếu tố thời gian, chỉ tuyệt đối sử dụng các từ vựng chỉ sự so sánh. Không được sử dụng các cụm từ thể hiện sự tăng trưởng như increase, decrease.

Xem thêm: Cách viết dạng Pie Chart trong Writing Task 1 chi tiết nhất

Tương tự như Bar Chart, biểu đồ dạng table là các bảng số liệu được chia làm hai loại chính: bản có sự thay đổi theo thời gian hoặc không theo thời gian. Tuy nhiên, so với các dạng biểu đồ khác, số liệu trong bảng Table thường khá phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung cao độ của thí sinh để theo dõi xu hướng thay đổi.

Khi phân tích biểu đồ table, bạn cần chú những điều sau:

Không được nêu quan điểm bản thân, hoặc những số liệu không cung cấp, không liên quan tới bài thi.

Cẩn trọng trong việc chia thì. Chỉ nên dùng simple present khi không có thời gian nhất định. Với những năm trong quá khứ bạn nên dùng simple past.

Cần chọn lọc số liệu khi viết bài. Không nên nêu tất cả thông tin đề bài cho vào bài làm.

Xem thêm: Cách viết Writing Task 1 dạng Table bám sát tiêu chí chấm bài

Khác với các dạng biểu đồ trong phần thi IELTS Writing Task 1 nói trên, dạng biểu đồ theo quy trình Process không có số liệu. Dạng biểu đồ này sẽ thể hiện một quy trình sản xuất, chế tạo hoặc phát triển của một đối tượng cụ thể. Vì dạng biểu đồ này không có số liệu, tất cả những việc bạn cần làm là thu thập những thông tin sẵn có và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh. Loại biểu đồ Process gồm có hai dạng thường gặp là biểu đồ miêu tả quy trình tự nhiên và quy trình nhân tạo. Hai dạng bài này đều áp dụng ngữ pháp, cấu trúc câu và vốn từ vựng khá giống nhau.

Đây là dạng bài miêu tả một quá trình sinh trưởng trong tự nhiên, không có tác động của con người. Đó có thể là vòng đời của loài cá, sự phát triển của thực vật, hoặc vòng tuần hoàn của nước. Với tính chất của biểu đồ này, mọi giai đoạn nên được miêu tả với ngôn ngữ chủ động.

Hình ảnh và số liệu trong quy trình này thể hiện quá trình nhân tạo, không xuất hiện tự nhiên mà phải có sự can thiệp và tác động của con người. Ví dụ, quá trình sản xuất thực phẩm đóng hộp, quá trình chuyển hóa điện. Các giai đoạn của quá trình này sẽ được thể hiện qua ngôn ngữ bị động.

Xem thêm: Hướng dẫn viết dạng bài Writing Task 1 Process chi tiết từ A-Z

Cách viết dạng bài Writing IELTS Task 1 - Map sẽ chú trọng miêu tả sự phát triển, thay đổi của một khu dân cư, địa điểm hoặc địa điểm cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Thông thường, tần suất cho ra đề với dạng bài Map này thường thấp hơn các dạng khác, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua.

Thông thường, đề thi dạng Map sẽ có hai loại:

Dạng 1 biểu đồ: Yêu cầu thí sinh miêu tả một bản đồ và sử dụng thì hiện tại đơn.

Dạng nhiều biểu đồ: Với dạng này, bạn cần nắm rõ chi tiết, biết cách mô tả và so sánh số liệu giữa các biểu đồ. Bạn có thể sử dụng thì hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn hay tương lai tùy theo thời gian và số liệu cho sẵn. Bạn phải biết chọn lựa chi tiết để mô tả và so sánh sao cho phù hợp.

Xem thêm: Cách viết dạng Map trong Writing Task 1 chi tiết nhất