Cuốn sách gồm có 4 chương chính
Cuốn sách gồm có 4 chương chính
Nhà báo Lan Phương kể về quá trình đến nhà nhân vật: “Vào buổi sáng chủ nhật giữa tháng 5, tôi và Hồng Vân vượt gần 40km bằng xe máy đến nhà em Hoàng Tố Như bị mắc bệnh ung thư ở giai đoạn 2B, nhân vật chính trong tác phẩm. Em gầy gò, nhỏ thó so với tuổi lên 7. Ban đầu thấy người lạ, em có phần hơi bẽn lẽn, nhưng khi mẹ gọi ra ngồi nói chuyện cùng các bác, em mạnh dạn hẳn. Chúng tôi trò chuyện trước với chị Nguyễn Thị Ngà, mẹ của bé. Chị Ngà kể về quá trình phát hiện và chữa trị bệnh ung thư xương cho con gái. Qua lời kể của mẹ cháu bé, chúng tôi dần hiểu câu chuyện chiến đấu với bệnh tật của cô bé. Sau đó, chúng tôi mới hỏi chuyện bé. Bé Như trả lời rất cởi mở. Khoảng cách với người lạ không còn. Tố Như có đôi mắt to tròn, rất đẹp. Càng hỏi chuyện, chúng tôi càng yêu bé nhiều hơn bởi em nói chuyện chững chạc, suy nghĩ già dặn như người lớn, đặc biệt, em luôn lạc quan trong suốt cuộc trò chuyện”.
Dù nhân vật chính trong tác phẩm là em bé 7 tuổi bị ung thư, nhưng khi xuất hiện trên sóng, em vẫn giữ được sự hồn nhiên, lạc quan qua giọng nói, qua tiếng cười khúc khích. Nhà báo Lan Phương cho rằng: “Những cảm xúc xuất phát từ trái tim sẽ chạm tới trái tim và khiến trái tim rung động. Từ sự thấu cảm với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần đè nặng lên em, về hoàn cảnh đang ở nhà thuê, về độ tuổi còn quá nhỏ mà đã mắc bệnh sarcoma xương, cánh tay trái sau phẫu thuật vẫn đeo băng trước ngực, chúng tôi hỏi chuyện em bắt đầu từ những câu hỏi thăm rất đời thường và em đáp lại chân thực và dễ thương. Em kể tóc em dài đến lưng, khi bị bệnh, mỗi lần chải đầu, tóc rụng, em không lấy đó làm buồn vì nghĩ “Mai sau con lại có tóc tiếp”. Đến lớp học, các bạn hỏi: “Tóc của bạn đâu?”. Em trả lời: “Tớ bị bệnh nên mới bị rụng tóc thôi”. Em thấy mẹ đi hiến tóc, em cũng mong sau này mái tóc dài trở lại để đi hiến tóc tặng các bạn nhỏ bị ung thư giống em. Em nói chuyện hồn nhiên và lạc quan vô cùng khiến tôi thêm cảm phục ý chí vượt lên căn bệnh ung thư xương quái ác của em và lòng tôi dấy lên niềm thương quặn thắt. Sờ tay vào vết sẹo lồi dài ở cẳng chân em, tôi chực bật khóc. Sau khi hóa trị và phẫu thuật khối u, để giữ lại cánh tay cho Như, các bác sĩ đã lấy xương mác ở cẳng chân phải để ghép lên cánh tay trái của em. Sau thời gian dài điều trị, cánh tay trái của Như vẫn lủng là lủng lẳng không dính với đoạn xương ghép, em lại tiếp tục chuỗi ngày dài để chống chọi bệnh tật. Chia tay em, nhóm chúng tôi chỉ mong Như luôn giữ được sự dũng cảm, niềm lạc quan vốn có và quyết tâm chữa bệnh đến cùng”.
Nhà báo Hồng Vân, đại diện nhóm tác giả sang Hàn Quốc nhận giải thưởng đã phát biểu: “Giải thưởng này là sự động viên lớn cho những nỗ lực làm nghề của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng tác phẩm của mình sẽ truyền cảm hứng đến cộng đồng để cùng giúp đỡ các bệnh nhân ung thư”.
Theo nhà báo Hồng Vân, điều mà chị cảm nhận được từ các đồng nghiệp tham dự giải ABU đó là sự lao động nghiêm túc, say nghề, đầu tư công phu, rất kỹ lưỡng cho tác phẩm của mình. Bản thân chị thấy những vấn đề mang tính nhân văn, đề cao những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, tình yêu thương con người thường mang lại những kết nối cảm xúc chân thật và dễ nhận được sự đồng cảm.
Trả lời cho câu hỏi: “Giải thưởng ABU có gợi mở gì về việc đổi mới cách làm chương trình trên sóng phát thanh?” - nhà báo Lệ Chi cho biết: “Từ trước đến nay, Chi hội Nhà báo VOV5 thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong phát thanh. Những tác phẩm ngắn cũng được Chi hội đánh giá cao. Chúng tôi đã thực hiện nhiều tác phẩm ngắn nhưng mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm quảng bá về văn hóa, du lịch, hay quảng bá cho chuyên mục hoặc chương trình tổng hợp. Những tác phẩm này được sản xuất phù hợp với từng chuyên mục và phát trước hoặc sau chuyên mục đó. Sau khi tác phẩm đoạt giải, tôi nghĩ việc đưa một tác phẩm về thông điệp xã hội lên sóng phát thanh thường xuyên hơn là một ý tưởng rất hay, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng”.
Cuốn sách gồm có 4 chương chính
Chương 1: Cuộc sống giác tính
Chương 2: Điệu Tango người - ta
Chương 3: Dùng chánh niệm hàng phục phiền não
Chương 4: Không nhất thiết phải cùng chết
Có câu “nhìn người khác gặp nạn tôi lo lắng khôn nguôi, không phải vì lo cho người khác mà lo cho tương lai của chính mình”. Chúng ta nên học cách thấu hiểu, cảm thông cho nỗi mong mỏi của người khác, tu tập trong nhân gian chỉ có vậy thôi.
Vì sao chúng ta cần đọc và lĩnh hội đạo lý từ cuốn sách này?
Mọi người vẫn nghĩ Phật tâm là thứ cao thượng vô ngần, nào có ngờ đâu tấm lòng cảm thông, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chính là Phật tâm. Phật tâm là từ bi, là đạo đức, là thiện mỹ. Cái gọi là “tự tâm tức Phật, tức Phật tự tâm” chỉ đơn giản vậy thôi.
Sau khi kết hôn, vợ chồng ngày đêm chung sống, nếu không thể so tâm thấu hiểu nhau thì làm sao duy trì được tình yêu? Cha mẹ con cái sống chung dưới một mái nhà lại có khoảng cách thế hệ, nếu không thấu hiểu từ tận trái tim thì sao có thể thông cảm cho nhau và an cư lạc nghiệp? Trong xã hội, nếu các giai cấp học giả, nông dân, công thương nghiệp, binh lính, công giáo, chính khách, dân thường không thể cảm thông cho nhau thì làm sao có thể chung sống hòa thuận? Chỉ khi học được cách thấu hiểu từ tận sâu trái tim và cảm thông lẫn nhau, con người mới có thể bao dung, tôn trọng và quý mến nhau. Như vậy, cảm thông không phải là điều tốt đẹp hơn cả vinh hoa phú quý, tư tưởng đồng lòng hay sao?
Từ cuốn sách Cho là nhận: Từ trái tim tới trái tim bạn có thể ngộ ra được điều gì?
Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không chịu thừa nhận sai lầm, thậm chí không biết mình sai ở đâu. Con người không sợ mắc sai lầm, có câu “biết sai mà sửa, còn cái thiện nào lớn hơn”. Một người không chỉ phải học khả năng phát hiện sai lầm ở đâu mà còn phải có dũng khí đối mặt với chúng.
Cảm xúc không ổn định tựa như cái bàn chỉ có ba chân lại thiếu một chân, sức chống đỡ không đủ, nền tảng không tốt đương nhiên sẽ không vững. Con người cũng vậy, nếu tâm trí không khỏe mạnh, cảm xúc không ổn định, bạn dễ cảm thấy mọi thứ trên đời đều không công bằng, có nhiều bất mãn với cuộc sống hoặc sẽ cảm thấy chán nản, bực bội, thậm chí ghen tị với người khác.
Khi kết bạn với mọi người, đừng chỉ nghĩ đến việc nhờ cậy người khác, tính toán xem đối phương mang lại lợi ích gì cho mình, cứ ôm khư khư tâm lí ích kỉ này thì không thể kết giao bạn bè với ai cả. Kết bạn với người khác thì nên nghĩ cách mang lại niềm vui, sự hạnh phúc và lợi ích song phương. Trong quan hệ bạn bè, thật là vô đạo đức nếu cứ nhất mực toan tính xem bạn bè có thể đem lại lợi ích gì cho mình.
Hòa đồng với mọi người, không so sánh, không tị nạnh. Hầu hết các rắc rối đều đến từ sự so sánh và tính toán. Nếu không so sánh hoặc không tính toán đương nhiên sẽ gặp ít phiền não hơn. Phiền não tìm đến, người tốt hơn mình, mình chúc phúc cho người. Có rất nhiều điều trên thế giới này, bạn chỉ cần nghĩ rộng ra, nhìn xa hơn, không ghen tị, tự nhiên cũng không có phiền não gì nữa. Đối xử tử tế với mọi người và làm theo “phong trào ba việc tốt” (làm việc tốt, nói lời hay, có ý tốt), bạn sẽ gặp ít phiền não hơn. Vì bạn làm việc tốt, nói lời hay và có ý tốt, người khác sẽ khen ngợi, tôn trọng bạn và tất nhiên sẽ không có phiền não gì cả.
Không cưỡng cầu, không cố chấp. Đừng yêu cầu người khác phải làm một việc nào đó, cũng đừng bao giờ yêu cầu người khác phải làm theo cách của bạn. Con người vốn có cá tính và tự do riêng, nếu nổi giận khi người khác làm chuyện trái ý bạn, phiền não sẽ nhân lúc tâm trí bạn yếu đuối, ngu muội, vô minh tràn vào xâm chiếm, tác oai tác quái.
Trích dẫn lời răn từ cuốn sách Cho là nhận: Từ trái tim tới trái tim
Hiểu người khác là đạo cảm thông, bao dung người là đạo hòa hợp. Chấp nhận người khác là đạo tập thể, quan tâm người khác là đạo yêu thương.
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng của con người, nếu sử dụng không đúng cách, nó sẽ trở thành một vũ khí gây sát thương nghiêm trọng. Nói những điều tốt đẹp, khen ngợi đúng mực mang lại niềm vui cho mọi người cũng là một kiểu tu hành.
Sức mạnh của giới luật có thể chống lại lòng tham. Sức mạnh của định lực có thể chống lại thù hận. Sức mạnh của trí tuệ có thể chống lại ngu dốt