Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách cũng đang gặp không ít bất cập, cần sớm được tháo gỡ.
Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách cũng đang gặp không ít bất cập, cần sớm được tháo gỡ.
Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Điều 62 Luật Lâm Nghiệp 2017 như sau:
- Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm Nghiệp 2017 và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 Luật Lâm Nghiệp 2017.
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
- Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Các đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Các đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo Điều 63 Luật Lâm Nghiệp 2017 như sau:
* Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Chủ rừng được quy định tại Điều 8 Luật Lâm Nghiệp 2017;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
- Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
* Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
- Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;
- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
* Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.
* Việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:
- Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;
- Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng;
- Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;
- Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Theo quy định tại Điều 63 Luật Lâm nghiệp 2017 và Điều 57 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm những đối tượng sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
- Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;
- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Tính đến năm 2022, tổng cộng có 74 đơn vị là đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng thông qua việc ủy thác cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, có 02 cơ sở sản xuất thủy điện (Công ty Thủy điện Trị An, Công ty Cổ phần B.O.O nước Thủ Đức); 13 cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch (điển hình là Công ty CP cấp nước Đồng Nai với số tiền ủy thác trung bình hơn 200 triệu đồng/năm; Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO với số tiền ủy thác trung bình hơn 700 triệu đồng/năm); 59 cơ sở sản xuất công nghiệp (điển hình là Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 ủy thác trung bình hơn 15 tỷ đồng/năm, Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty CP - Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch ủy thác trung bình 10 tỷ đồng/năm, Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Đồng Nai với số tiền ủy thác trung bình hơn 500 triệu đồng/năm).
Về loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí chi trả trực tiếp đến các chủ rừng là tổ chức, hiện trên địa bàn tỉnh có 03 đơn vị, gồm: Trung tâm sinh thái - Văn hóa - Lịch sử Chiến khu Đ trực thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Khu du lịch Thác Mai - Bàu nước sôi trực thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú, Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường trực thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Về loại hình dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, hiện tại chưa có cơ sở pháp lý chính thức quy định rõ ràng về loại dịch vụ này. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đồng Nai đang trong quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với một số tỉnh bạn đã thực hiện thí điểm về dịch vụ này.
Về loại hình dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa có đối tượng phải thu tiền dịch vụ môi trường rừng từ loại hình dịch vụ này.
Trong thời gian tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục rà soát xác định đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng đối với các loại dịch vụ mới; nghiêm túc thực hiện chi đúng, chi đủ, kịp thời tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng, đảm bảo tính công khai, minh bạch bằng việc thúc đẩy chi trả sử dụng hình thức phi tiền mặt; đôn đốc việc nộp tiền của các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng chậm nộp theo quy định... nhằm thúc đẩy việc triển khai chính sách đạt hiệu quả cao.
Huy Hoàng - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng