Cô Gái 26 Tuổi

Cô Gái 26 Tuổi

TPO - Sau nửa buổi sáng tìm kiếm, Công an thành phố Hà Nội thông báo đã tìm được chị Vũ Thị Tâm (trú Thanh Oai), người được cho là mất tích từ ngày 19/2.

TPO - Sau nửa buổi sáng tìm kiếm, Công an thành phố Hà Nội thông báo đã tìm được chị Vũ Thị Tâm (trú Thanh Oai), người được cho là mất tích từ ngày 19/2.

Kinh nghiệm khi đi du lịch một mình ở châu Âu

Yếu tố đầu tiên để chuyến du lịch một mình diễn ra tốt đẹp là phải có sự chuẩn bị kỹ càng, Thanh cho biết.

Phương Thanh chia sẻ: "Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng đúng như kế hoạch đã vạch ra. Những sự cố bất ngờ sẽ là cơ hội để mình tích lũy kinh nghiệm và có thêm nhiều kiến thức hơn cho các chuyến đi tiếp theo".

Dưới đây là một vài kinh nghiệm của Phương Thanh tích lũy được trong các chuyến du lịch một mình ở châu Âu:

Dù di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào, bạn cũng nên đặt vé từ sớm. Thông thường, Phương Thanh sẽ đặt vé trước khoảng 1-2 tháng. Mua vé sớm sẽ giúp bạn tránh được các đợt cao điểm du lịch khiến giá vé tăng cao.

Với các bạn sinh viên, nếu đi máy bay, nên lựa chọn những hãng hàng không có chính sách hỗ trợ thêm cho sinh viên như giảm giá vé, cho thêm kg hành lý, miễn phí Wi-Fi...

Mua vé sớm là một cách giúp Phương Thanh tiết kiệm chi phí cho việc di chuyển giữa các quốc gia.

Theo Thanh, việc di chuyển giữa các quốc gia châu Âu khá rẻ, đôi khi còn rẻ hơn ở Việt Nam. Nếu đi bằng tàu hỏa, bạn có thể mua vé tháng. Mỗi tháng bạn chỉ cần trả một khoản nhất định nhưng không bị giới hạn số chuyến, đi càng nhiều càng có lợi. Còn nếu đi ôtô, có thể share chung xe với những người có cùng điểm đến để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Thanh thường chọn ở phòng dorm (phòng tập thể) cho nữ ở các hostel. Mức giá cho một đêm dao động 10-15 euro. Một điểm trừ của loại phòng này là khá bất tiện và ồn ào do có đông người.

Một hình thức lưu trú khác mà Thanh hay sử dụng là đăng ký ở các farmstay. Khi ở đây, bạn sẽ phụ chủ nhà một số công việc và được cho ăn, ở miễn phí.

Lưu trú tại các farmstay cho Phương Thanh cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

Với Thanh, đây là trải nghiệm khá thú vị. Bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống của một người bản địa đúng nghĩa, có thêm cơ hội tìm hiểu văn hóa và tham gia các hoạt động không phải khách du lịch nào cũng được trải nghiệm như hái nho ở nông trại, ăn olive sống, đi canô trên biển cùng gia đình chủ nhà,...

Tuy nhiên, hình thức lưu trú này được khá nhiều bạn trẻ ở nước ngoài quan tâm nên rất nhanh hết chỗ.

Trước khi đến một thành phố nào, Thanh thường đọc trước các bài review, giới thiệu. Sau đó, cô sẽ lên danh sách và đánh dấu các điểm muốn đến lên bản đồ. Phương Thanh sẽ đi dần các điểm gần nhau trước. Xa hơn, cô sẽ chọn di chuyển bằng tàu.

Tham gia các phiên chợ tại châu Âu là một hoạt động khá thú vị.

Do không hợp đồ Âu, Thanh thường chọn tự nấu ăn tại hostel thay vì ăn ngoài. Không chỉ Thanh mà nhiều bạn trẻ bên nước ngoài cũng chọn cách làm này để tiết kiệm chi phí bởi đồ ăn bên này khá đắt.

Thanh dùng thẻ thay vì tiền mặt để thanh toán cũng như quản lý chi tiêu. Mọi giao dịch sẽ được lưu lại trên hệ thống nên dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó, khi vượt hạn mức chi tiêu, Thanh thường thanh lý đồ của bản thân để bù vào.

Móc túi: Bạn cần bình tĩnh xử lý tình huống. Tại các nước châu Âu có rất nhiều camera ở các địa điểm công cộng. Khi gặp tình huống xấu nhất, bạn có thể báo cảnh sát nhờ hỗ trợ. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng để tố giác tội phạm. Ngoài ra, khi đến những nơi đông người, bạn cũng nên hạn chế mang nhiều tiền mặt trong người.

Nhầm bus: Phương Thanh đã từng hitchhiking (đi nhờ xe người lạ) của một người Đức khi lên nhầm chuyến bus. Tuy nhiên, các bạn trẻ không nên thử hình thức này vào buổi tối hay nếu trên xe có quá nhiều người khác giới.

Trễ chuyến: Sau một lần trễ tàu, Thanh rút ra một kinh nghiệm là nếu bạn đã xác định không thể đến kịp giờ, hãy hủy vé trước 15 phút để được hoàn lại voucher.

Tác giả Vi Trịnh chia sẻ trải nghiệm những ngày học tập ở Mỹ qua lối viết chân thực.

Sinh năm 1999, Vi Trịnh sang Mỹ du học từ năm 16 tuổi. Trước đó, cô là học sinh Trung học phổ thông Kim Liên (Hà Nội). Trong khi nhiều bạn bè thường chọn trường ở các thành phố lớn, Vi Trịnh học Steamboat Mountain School - một ngôi trường trung học nằm ở thị trấn nhỏ Steamboat Springs, bang Colorado. Lựa chọn mang đến cho cô nhiều trải nghiệm mới mẻ.

Những buổi học ngoài trời, tập làm gốm, dọn vệ sinh trường học... hiện lên sinh động qua ngòi bút của tác giả 9x. Vi Trịnh cho thấy việc học tập ở Mỹ không nhàn nhã, thoải mái như nhiều người nghĩ. Hàng ngày, lịch trình của Vi Trịnh bạn bè bắt đầu từ 7h sáng. Ngoài lên lớp, cô tham gia dọn vệ sinh khuôn viên trường, nhà bếp, ký túc xá...

Vi Trịnh cũng mang đến một góc nhìn về nền giáo dục Mỹ. Người Mỹ không dạy thế hệ trẻ theo kiểu đọc chép, nặng về lý thuyết mà luôn coi trọng kiến thức thực tế. Mỗi giờ học là một buổi thảo luận. Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề cho học sinh luận bàn và kết luận. Qua buổi học, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và tự tin hơn.

Trường học Mỹ cũng yêu cầu học sinh rèn luyện thể chất ở mức độ cao. Trong lúc học trượt tuyết, Vi trịnh ngã đập đầu xuống đất, thậm chí khiến cô bị chấn động não và phải nằm viện. Trường học của Vi Trịnh còn có truyền thống leo núi hơn 4.000 mét.

Nhờ nền giáo dục Mỹ, từ một cô gái “học lực bình thường, sức khỏe yếu, gia đình bình thường, tiếng Anh bình thường”, Vi Trịnh trở nên mạnh mẽ, độc lập. “Ở Mỹ, tôi được dạy là tôi luôn phải cố gắng, cố gắng để tìm ra con đường của mình vì tôi còn trẻ, và người trẻ nào thì cũng lạc lối, vấp ngã rất nhiều lần”, cô gái sinh năm 1999 chia sẻ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét sách của Vi Trịnh mang đến góc nhìn chân thực. "Sách rất có ích với những ai muốn khám phá, tìm hiểu nền giáo dục Mỹ, ở bậc phổ thông, nhất là thiết thực với các em ở lứa tuổi học trò, đang ấp ủ ước mơ du học Mỹ", nhà thơ chia sẻ.

Quỳnh Trang nói, bản thân có tuổi thơ thường xuyên phải “xê dịch bất đắc dĩ”. Kể từ khi 5 tuổi, cô từng 6 năm học tập tại Thái Lan vì mẹ đi học chương trình tiến sĩ. Sau đó là quãng thời gian ngắn tiếp tục cùng mẹ tới Hà Lan làm việc trước khi quay trở về Việt Nam.

Tuy nhiên, chuyện thường xuyên phải thay đổi môi trường học cũng không làm khó được cô bé người Việt.

Giành học bổng toàn phần Harvard

“Tuổi thơ lớn lên trong khuôn viên rộng lớn của một viện quốc tế, tôi đã quen với việc nhìn thấy các cô chú miệt mài học tập thâu đêm, từ đó bản thân cũng cảm thấy muốn học và rất tập trung khi học”, Trang nói. Thậm chí, có khoảng thời gian đã từng “homeschooling”, nhưng cô vẫn luôn tự đề ra giáo trình cho riêng mình dù mẹ chưa từng bao giờ ép học.

Nguyễn Hương Quỳnh Trang đang là nghiên cứu sinh tại ĐH Stanford. (Ảnh: NVCC)

Trở về nước, Quỳnh Trang theo mẹ ra Hà Nội học tập tại ngôi trường quốc tế. Ở ngôi trường này, chỗ ngồi thân thuộc nhất với Trang chính là thư viện. “Suốt thời gian đó, tôi đọc mọi loại sách liên quan đến toán, kể cả toán cao cấp hay tự viết những thuật toán cho riêng mình”.

Niềm yêu thích môn Toán cũng giúp Trang đạt điểm số khá cao trong bài thi SAT và giành được một số giải trong các cuộc thi toán. Điều này giúp cô nghĩ nhiều hơn tới những cơ hội mới và môi trường học tập trong tương lai, để cuối cùng đặt bút lựa chọn ĐH Harvard.

“Trong bài luận gửi ĐH Harvard khi ấy, tôi nói về niềm đam mê của mình với toán, ước mong sẽ được dùng toán học để dự báo lũ và biến đổi khí hậu, giống như công việc của mẹ. Tôi cũng viết về tính cách của mình, không phải là một cô gái chỉ biết học mà còn rất đam mê thời trang và thích khiêu vũ.

Tôi đã đính kèm video thể hiện một bài khiêu vũ mà mình yêu thích. Có lẽ, ĐH Harvard mong muốn tìm kiếm những ứng viên không chỉ biết học, vì thế tôi đã giành được học bổng toàn phần khi 16 tuổi”.

Tuy nhiên, sau khi đỗ vào ĐH Harvard, Quỳnh Trang lại chuyển hướng học song song 2 ngành Thần kinh sinh học và Tâm lý học.

Thời đại học của Trang, như cách cô nói, không phải chỉ “đắm chìm” trong sách vở. Cô dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội và luyện tập khiêu vũ.

“Tôi thường cố gắng làm đến cùng những thứ bản thân thấy muốn làm”. Có thời điểm, để chi trả cho 1,5 tiếng học với thầy giáo dạy nhảy ở New York, nữ sinh người Việt phải làm thêm ở thư viện 20 tiếng/tuần, thậm chí đạp xe từ ĐH Harvard tới Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để làm trợ giảng.

Mỗi lần tới New York học khiêu vũ, cô cũng phải ngồi xe hơn 8 giờ đồng hồ, đi từ 7 giờ sáng và lúc trở về đã 11 giờ đêm. “Tôi học bài ngay trên xe. Không có trở ngại gì lớn lắm nếu bạn có đam mê”.

“Ngoài việc học, chúng ta cần được làm những thứ mình thích để có cuộc sống cân bằng. Tôi rất thích khiêu vũ vì khi đó tôi như trở thành một con người hoàn toàn khác. Tôi từng tham gia thi đấu ở một số nơi tại Mỹ chỉ để được đứng trên cùng một sân khấu với những người mà mình ngưỡng mộ.

Tất nhiên, tôi vẫn phải duy trì tốt việc học. Nhưng ở ĐH Harvard, sinh viên không nhất định phải chúi đầu vào sách vở đêm ngày. Harvard cũng không cần những người mọt sách. Kiên trì, hành động, đổi mới, độc lập, kỹ năng giao tiếp và khả năng lãnh đạo,… đó mới là điều ngôi trường này mong muốn ở một sinh viên”, Trang nói.

Sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Quỳnh Trang tiếp tục giành học bổng tiến sĩ ngành Khoa học Thần kinh Giáo dục tại ĐH Stanford trong vòng 6 năm.

“Khi còn học ở Harvard, tôi cũng đã thời gian nghiên cứu về những hoạt động liên kết trong những phần khác nhau của não; so sánh sự thay đổi, phát triển giữa người bình thường và người tự kỷ qua những độ tuổi khác nhau.

Nghiên cứu ấy giúp tôi nhận ra, những đứa trẻ tự kỷ thường rất thông minh, thậm chí ở một số em, chỉ số thông minh có thể lên đến 99,9%. Tôi luôn trăn trở muốn góp phần vào việc nâng cao nhận thức xã hội rằng các em không phải bị bệnh, mà là những cá thể rất đặc biệt”.

Vì thế, đến khi làm nghiên cứu sinh tại ĐH Stanford, Quỳnh Trang tiếp tục quan tâm đến “những đứa trẻ đặc biệt”. Nghiên cứu của cô tập trung vào chứng khó đọc ở trẻ - “Dyslexia”.

“Những đứa trẻ mắc chứng khó đọc cũng rất thông minh, giỏi về tư duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo. Các em có thể dễ dàng nhìn ra một vấn đề và có thể đi thẳng, đi sâu vào vấn đề ấy mà những người khác không thể làm được. Sự thật, 33% các CEO ở Mỹ đều bị chứng khó đọc”.

Vì thế, cô dành nhiều thời gian hơn để tới những ngôi trường ở Mỹ - nơi được thiết kế riêng cho “những đứa trẻ đặc biệt” và nhận ra, không phải nơi nào, những đứa trẻ tự kỷ hay mắc chứng khó đọc cũng được học tập trong môi trường tốt để phát triển.

“Nếu không đọc được suy nghĩ của trẻ, người lớn sẽ dễ dàng nói ra những câu rất tiêu cực và vô tình tạo ra tâm lý phản kháng từ đứa trẻ. Nhưng nếu được sống ở một môi trường mà đứa trẻ được hỗ trợ để tìm và phát huy thế mạnh, chắc chắn những đứa trẻ ấy sẽ thành công”.

Quỳnh Trang và mẹ trong lễ tốt nghiệp ĐH Harvard. (Ảnh: NVCC)

Những trăn trở này cũng là lý do Trang muốn phát triển hơn công việc của mình ở Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học.

Trong thời điểm hai năm “tạm nghỉ” trước khi tiếp tục theo học bậc tiến sĩ, Trang dành thời gian hỗ trợ một số học sinh phổ thông ở Việt Nam trong việc học các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh.

Đến khi quay trở lại Mỹ vào năm 2012, cô gái sinh năm 1989 quyết định lập nên Otus Consulting - nơi có thể hỗ trợ học sinh Việt Nam tìm cơ hội học bổng vào những ngôi trường top đầu của Mỹ.

“Tôi đã liên kết với các bạn sinh viên Việt Nam ở Mỹ để tạo thành một nhóm giúp đỡ các em học sinh giỏi, có năng lực, xứng đáng có được môi trường học tập tốt hơn. Nhờ đó, rất nhiều em đã đỗ vào những ngôi trường top đầu nước Mỹ như Harvard, Yale, Stanford, Pennsylvania, Cornell,…”.

Chỉ còn 2 tháng nữa, Quỳnh Trang sẽ tốt nghiệp tiến sĩ. Mặc dù nhận được nhiều lời mời hấp dẫn nếu ở lại Mỹ, nhưng cô gái Việt dự định sẽ phát triển công việc của mình ở Việt Nam để “hỗ trợ những người Việt trẻ”.

Điều này cũng giống như những gì cô viết trong bài luận gửi ĐH Harvard vào 12 năm trước: “Nếu ai cũng muốn trở thành lãnh đạo thì lấy đâu ra người làm chuyên môn. Nhưng môi trường Harvard cho tôi sự tự tin rằng, nếu muốn làm gì sẽ làm bằng được. Tôi hoàn toàn có thể trở thành một lãnh đạo nếu như công việc ấy cần”.