Hoàng Đế Cuối Cùng Của Nhà Thanh Là Ai

Hoàng Đế Cuối Cùng Của Nhà Thanh Là Ai

Đó là Tấn phi, khi mới 13 tuổi đã được ban gả cho Thái Thượng Hoàng Càn Long đã 88 tuổi và trở thành người phụ nữ cuối cùng của Càn Long.

Đó là Tấn phi, khi mới 13 tuổi đã được ban gả cho Thái Thượng Hoàng Càn Long đã 88 tuổi và trở thành người phụ nữ cuối cùng của Càn Long.

Thanh Thế Tổ Ái Tân Giác La Phúc Lâm - Thuận Trị đế

Thuận Trị đế là Hoàng đế thứ hai và đầu tiên của nhà Thanh cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan, từ năm 1644 đến năm 1661. Bởi vì những sử liệu ghi lại về thời Thuận Trị ít hơn những giai đoạn sau, nên 18 năm trị vì của ông tương đối ít được biết đến trong lịch sử nhà Thanh.

Thanh Thái Tổ Ái Tân Giác La Nỗ Nghĩ Cáp Xích

Trong lịch sử Trung Quốc, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (1559 – 1626) là một thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh (Trung Quốc), nổi tiếng là người đã xây dựng nền móng mà sau đó con trai ông, Hoàng Thái Cực bành trướng uy thế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Thanh. Về sau, các hậu duệ truy tôn miếu hiệu cho ông là Thái Tổ, dù ông không giữ ngôi vị hoàng đế Trung Hoa một ngày nào

Thanh Mục Tông Ái Tân Giác La Tải Thuần - Đồng Trị đế

Đồng Trị đế là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị.

Thanh Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch - Càn Long đế

Càn Long đế là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì kéo dài gần 60 năm và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh.

Thanh Nhân Tông Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm - Gia Khánh đế

Là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh, Gia Khánh đế đã có những hành động nỗ lực khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, một tham quan nổi tiếng dưới thời Càn Long.

Thanh Văn Tông Ái Tân Giác La Dịch Trữ - Hàm Phong đế

Là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, Hàm Phong đế được đánh giá tuy còn trẻ nhưng chính trị siêng năng, muốn vực dậy cơ đồ Đại Thanh sau thời Đạo Quang đế nên đã nổ lực rất nhiều trong suốt 11 năm trị vì.

Hàm Phong đế chính là phu quân của vị Thái hậu nức tiếng lịch sử nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu.

Thanh Thánh Tổ Ái Tân Giác La Huyền Diệp - Khang Hi đế

Khang Hi đế là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh, trị vì tổng cộng 61 năm, được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị Hoàng đế Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.

Thanh Thế Tông Ái Tân Giác La Dận Chân - Ung Chính đế

Ung Chính đế là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh (Trung Quốc), trị vì 13 năm. Là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt, Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho Nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế.

Thanh Thái Tông Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực

Hoàng Thái Cực (1592 – 1643) là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 1626 đến năm 1643, được 16 năm.

Thanh Tuyên Tông Ái Tân Giác La Miên Ninh - Đạo Quang đế

Trong 30 năm tại vị, Đạo Quang đế lao tâm cần chính, một lòng vì nước vì dân, xứng đáng là vị vua cần kiệm thương dân. Nhưng ông làm vua đúng lúc triều chính hủ bại, vận nước lung lay, ông không đủ tài năng để xoay vần thế cục vô phương cứu vãn.

Thanh Đức Tông Ái Tân Giác La Tải Điềm - Quang Tự đế

Mặc dù thời kỳ cai trị của Quang Tự đế và người tiền nhiệm Đồng Trị đế tiếp tục cho thấy sự suy vong của Đại Thanh, nhưng những cải cách trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi, giúp cho triều đại tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm.

Phổ Nghi chính là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, cũng là quân vương cuối cùng của thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc. Xung quanh ông có rất nhiều câu chuyện được hậu thế chú ý và bàn tán.

Ảnh của Phổ Nghi không phải do AI tạo thành, mà hoàn toàn là chân dung thật của ông được máy ảnh chụp lại.

Liệu với sự khổ luyện kiên trì và nội công thâm hậu, Quách Tĩnh có thể đánh bại Tiêu Phong, người được mệnh danh là thiên tài võ học?

Ngũ tuyệt Bắc Hiệp - Quách Tĩnh

Quách Tĩnh tuy sinh ra ở Mông Cổ nhưng lại là người Hán chính gốc. So với Tiêu Phong, chàng không được coi là người có thiên tư võ học. Tuy nhiên, sự nỗ lực và chăm chỉ luyện tập đã bù đắp phần nào khiếm khuyết đó. Cuộc đời Quách Tĩnh có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi gặp Hoàng Dung.

Trong 18 năm sống ở Mông Cổ, chàng chủ yếu học các kỹ năng võ công của bộ lạc như bắn cung bách bộ xuyên dương và các kỹ thuật vật lộn, tập trung rèn luyện thể lực. Sau đó, do lời ước hẹn giữa Giang Nam Thất Quái và Khâu Xứ Cơ, Quách Tĩnh tình cờ bị cuốn vào cuộc tranh đấu võ lâm.

Cuộc đời Quách Tĩnh có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi gặp Hoàng Dung. (Ảnh: Sohu)

Sau khi đến Giang Nam ở tuổi 18, chàng gặp Hoàng Dung, người con gái định mệnh của đời mình. Trong một lần du ngoạn Giang Nam, cả hai gặp bang chủ Cái Bang là Hồng Thất Công. Vì yêu thích tài nấu nướng của Hoàng Dung và phẩm chất tốt đẹp của Quách Tĩnh, Hồng Thất Công quyết định truyền thụ 15 chiêu đầu của Hàng Long Thập Bát Chưởng cho chàng.

Hàng Long Thập Bát Chưởng là môn võ công xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Kim Dung. Theo dòng thời gian, nó đã mang lại danh tiếng lẫy lừng cho Tiêu Phong, Hồng Thất Công và Quách Tĩnh. Cả ba người này đều có điểm chung là giỏi kết hợp những kỹ năng sở trường với những gì đã học. Tiêu Phong đã kết hợp kinh nghiệm thực chiến và các chiêu thức võ công của mình vào Hàng Long Nhị Thập Bát Chưởng, tinh giản nó thành Hàng Long Thập Bát Chưởng.

Trong Anh Hùng Xạ Điêu, Quách Tĩnh học được 15 chiêu đầu của Hàng Long Thập Bát Chưởng. (Ảnh: Sohu)

Trong Anh Hùng Xạ Điêu, Quách Tĩnh học được 15 chiêu đầu của Hàng Long Thập Bát Chưởng. Sau này, võ công của chàng ngày càng tinh tiến, chàng đã dung hợp những điểm mạnh của mình vào bộ chưởng pháp, bổ sung thêm ba chiêu cuối, đưa môn võ công này lên đến đỉnh cao.

Trong những phần tiếp theo của diễn biến câu chuyện, Quách Tĩnh bị ép kết nghĩa huynh đệ với Chu Bá Thông trên đảo Đào Hoa và học được bí kíp võ công của ông ta, đồng thời còn học thuộc lòng toàn bộ Cửu Âm Chân Kinh. Trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, chàng đã có thể đánh ngang tay với Đông Tà và Bắc Cái. Đến lần thứ ba, chàng đã kế thừa y bát của sư phụ Hồng Thất Công, trở thành Bắc Hiệp, một trong Ngũ Tuyệt mới.

Bối cảnh câu chuyện của Tiêu Phong diễn ra sớm hơn Anh Hùng Xạ Điêu hơn một trăm năm, có thể nói chàng là bậc tiền bối của Quách Tĩnh. Tiêu Phong tên thật là Kiều Phong, ngay từ đầu tiểu thuyết đã là bang chủ Cái Bang.

Ban đầu, chàng muốn điều tra cái chết của phó bang chủ Mã Đại Nguyên, nhưng lại gặp biến cố ở rừng hạnh ở Giang Nam. Sau khi dẹp yên loạn lạc, trong lúc chờ đợi người vợ góa của Mã Đại Nguyên đến, chàng bất ngờ biết được một vụ thảm án xảy ra cách đây 30 năm.

Hóa ra, Kiều Phong là người con sống sót của Tiêu Viễn Sơn trong vụ thảm án Nhạn Môn Quan 30 năm trước và là người Khiết Đan. Bất đắc dĩ, chàng được gửi đến nhà họ Kiều để nuôi dưỡng. Chàng có năng khiếu võ thuật bẩm sinh, 7 tuổi đã theo học võ công với Huyền Khổ đại sư, đến năm 16 tuổi lại học Đả Cẩu Bổng Pháp với Uông Kiếm Thông, sau đó kế nhiệm chức bang chủ Cái Bang.

Tiêu Phong đến năm 16 tuổi lại học Đả Cẩu Bổng Pháp với Uông Kiếm Thông, sau đó kế nhiệm chức bang chủ Cái Bang. (Ảnh: Sohu)

Đả Cẩu Bổng Pháp và Hàng Long Thập Bát Chưởng đều là tuyệt học võ công của Cái Bang. Tiêu Phong, Quách Tĩnh, Trương Vô Kỵ, Hồng Thất Công đều từng học qua. Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Hồng Thất Công đã dùng Đả Cẩu Bổng Pháp để giao đấu, áp đảo Âu Dương Phong. Mặc dù học được cả hai tuyệt kỹ, nhưng Tiêu Phong thường chỉ sử dụng Hàng Long Thập Bát Chưởng.

Điều này có lẽ liên quan đến việc chàng đã mất chức bang chủ Cái Bang, vì Đả Cẩu Bổng Pháp được xem là biểu tượng của Cái Bang. Sau khi rời khỏi Cái Bang, chàng muốn điều tra sự thật, nhưng cha mẹ nuôi và sư phụ Huyền Khổ đều bị sát hại. Các nhà sư Thiếu Lâm Tự cho rằng chàng là hung thủ và muốn bắt chàng lại để xét xử.

Cuối cùng, Tiêu Phong đã tìm ra sự thật về thân thế của mình ở Nhạn Môn Quan. Lúc này, chàng chỉ muốn sống yên ổn bên A Châu, dù chỉ là chăn cừu chăn bò. Tuy nhiên, số phận lại tiếp tục đưa chàng vào những bi kịch. Trong cuộc đối chất với "Đoàn Chính Thuần", Tiêu Phong đã tung ra một đòn toàn lực, nhưng phát hiện ra ông ta lúc này là A Châu giả dạng, muốn chịu tội thay cha mình.

Vì hòa bình của hai nước, Tiêu Phong đã chọn tự sát. (Ảnh: Sohu)

A Châu qua đời, Tiêu Phong hoàn toàn trở thành người cô độc. Cha mẹ, sư phụ và người yêu đều lần lượt ra đi. Chàng quyết định bỏ đi.

Câu chuyện cuối cùng của Tiêu Phong xảy ra bên ngoài Nhạn Môn Quan. Đoàn Dự và Hư Trúc bắt được hoàng đế Liêu. Tiêu Phong ra điều kiện với ông ta rằng hoàng đế Liêu phải lập tức rút quân, không được phép xâm phạm lãnh thổ nhà Tống nữa, nếu không sẽ cùng nhau chết. Hoàng đế Liêu sợ chết nên ngay lập tức đồng ý rút quân. Lúc này, Tiêu Phong rơi vào tình cảnh khó xử, chàng là người Khiết Đan, không được người Trung Nguyên chấp nhận, nhưng lại vì hòa bình giữa Tống và Liêu mà uy hiếp hoàng đế Liêu. Vì hòa bình của hai nước, Tiêu Phong đã chọn tự sát.

So sánh võ công của Quách Tĩnh và Tiêu Phong

Võ công của Quách Tĩnh có thể nói là từng bước một, được xây dựng từ nền tảng vững chắc. Giang Nam Thất Quái đã dành nhiều năm, bất kể thời tiết, ngày đêm không ngừng nghỉ, truyền dạy tất cả những gì mình học được và những kỹ năng cần thiết khi hành tẩu giang hồ cho Quách Tĩnh. Chưởng môn Toàn Chân phái là Mã Ngọc cũng đặc biệt đến Mông Cổ, tận tâm dạy Quách Tĩnh nội công tâm pháp của môn phái trên đỉnh núi.

Sự dạy dỗ nhiều năm của Giang Nam Thất Quái đã đặt nền móng cho con đường võ học của chàng. Nội công của Toàn Chân phái càng làm tăng thêm sức mạnh cho chàng. Phải biết rằng, việc kết hợp võ công và tâm pháp mới là cách luyện võ tốt nhất. Hồng Thất Công đã truyền thụ cho chàng Hàng Long Thập Bát Chưởng, còn Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, trong khi kết nghĩa huynh đệ với Quách Tĩnh, cũng cố gắng hết sức dạy cho chàng tất cả những gì mình biết.

Con đường võ học của Quách Tĩnh có thể nói là theo kiểu nuôi dưỡng, từng bước vượt qua các thử thách để trở thành cao thủ võ lâm. (Ảnh: Sohu)

Về việc tu luyện Cửu Âm Chân Kinh, Quách Tĩnh là người trẻ tuổi nhất và có thời gian tu luyện lâu nhất trong số những người thuộc hàng ngũ tuyệt. Có thể nói, về mặt nội công tâm pháp, Quách Tĩnh đã đạt đến cảnh giới vượt bậc. Quách Tĩnh cũng không phụ sự kỳ vọng, đã dung hợp nhiều tâm pháp và võ công, nhờ sự kết hợp nội ngoại kiêm tu, võ công của chàng đã tiến bộ vượt bậc, trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt mới. Con đường võ học của Quách Tĩnh có thể nói là theo kiểu nuôi dưỡng, từng bước vượt qua các thử thách để trở thành cao thủ võ lâm.

Tiêu Phong bắt đầu học võ với Huyền Khổ đại sư từ năm 7 tuổi. Việc luyện tập lâu dài và tài năng hiếm có đã giúp Tiêu Phong có nội công thâm hậu. Huyền Khổ đại sư không phải là người tầm thường, là cao tăng thuộc hàng chữ Huyền, đã học được hai trong số 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.

Phải biết rằng, phương trượng Huyền Từ từng nói, nếu một người có thể học được một trong số 72 tuyệt kỹ này thì đã là vô cùng tài giỏi rồi. Học võ Thiếu Lâm không chỉ cần kỹ thuật mà còn cần nội công tâm pháp hỗ trợ mới có thể thành công. Huyền Khổ đại sư có thể học được hai tuyệt kỹ là do nội công tâm pháp của ông cũng đạt đến mức độ kinh người.

Tiêu Phong được xây dựng là nhân vật có thiên phú dị bẩm, là thiên tài võ học, hoàn toàn khác với con đường khổ luyện của Quách Tĩnh. (Ảnh: Sohu)

Trong Thiên Long Bát Bộ, luôn lưu truyền danh hiệu "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung", nói rằng hai người này là những cao thủ hàng đầu thế giới. Tiêu Phong được xây dựng là nhân vật có thiên phú dị bẩm, là thiên tài võ học, hoàn toàn khác với con đường khổ luyện của Quách Tĩnh. Năng khiếu học võ của chàng là bẩm sinh, những chiêu thức bình thường cũng có thể phát huy sức mạnh gấp trăm lần trong tay chàng.

Ngay cả khi gặp đối thủ có công lực thâm hậu, chàng cũng có thể đánh ngang tài ngang sức, có thể nói là càng đánh càng hăng. Ngoài Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp học được ở Cái Bang, chàng còn có Thái Tổ Trường Quyền, Bài Vân Song Chưởng… Những kỹ năng chàng nắm vững bao gồm nội công tâm pháp Thiếu Lâm, Long Trảo Thủ và Hàng Ma Chưởng, hai chiêu thức sau thuộc 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, cũng đủ thấy thiên phú võ học của chàng thật sự xuất sắc.

Ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng?

Nếu Quách Tĩnh và Tiêu Phong cùng giao đấu, thì ai sẽ thắng ai bại? Câu hỏi này thật khó trả lời, ngay cả Kim Dung cũng khó đưa ra quyết định. Năm 2001, trong một buổi diễn thuyết tại Đại học Chiết Giang, Kim Dung đã trả lời câu hỏi này. Trong số những nhân vật nam chính mà ông yêu thích, việc chọn ra ai là người có võ công cao nhất thật sự rất khó, cuối cùng ông đã chọn Quách Tĩnh, người vì nước vì dân, là người đứng đầu.

Câu trả lời này có thể không phù hợp với suy nghĩ của nhiều độc giả về nhân vật có võ công cao nhất, trong lòng họ có thể nghĩ Tiêu Phong mới là người lợi hại nhất, Quách Tĩnh không thể nào sánh bằng. Tuy nhiên, theo thiết lập trong tiểu thuyết, nhân vật Tiêu Phong không tập trung vào võ công cao thấp mà trọng tâm là chữ hiệp nghĩa.

Chàng là người trọng tình trọng nghĩa, dù thân thế long đong, số phận nhiều gian truân cũng không thay đổi được tính tình của chàng. Cuối cùng, chàng còn vì hòa bình giữa Tống và Liêu mà tự sát.

Ban đầu Tiêu Phong sẽ có lợi thế, nhưng sau trăm chiêu, võ học thâm hậu của Quách Tĩnh sẽ dần thể hiện, chiếm ưu thế và là người chiến thắng cuối cùng. (Ảnh: Sohu)

Nhưng nếu cứ phải so sánh cao thấp, thì có lẽ Quách Tĩnh sẽ thắng một chiêu nửa thức. Quách Tĩnh từ nhỏ đã luyện võ, dung hợp nhiều môn võ công, lại học được bí kíp võ công vô thượng Cửu Âm Chân Kinh, nội công thâm hậu, võ công mạnh mẽ vô song.

Với sự kết hợp giữa võ công và nội lực, chàng có thể nói là cao thủ cực mạnh dưới sự phòng thủ toàn lực. Tiêu Phong tuy có thiên phú xuất chúng, chiến ý vô biên, càng đánh càng hăng, nhưng ai dám nói rằng nỗ lực hết mình không thể sánh bằng thiên phú bẩm sinh? Vì vậy, nếu Tiêu Phong giao đấu với Quách Tĩnh, ban đầu Tiêu Phong sẽ có lợi thế, nhưng sau trăm chiêu, võ học thâm hậu của Quách Tĩnh sẽ dần thể hiện, chiếm ưu thế và là người chiến thắng cuối cùng.

* Bài viết thể hiện quan điểm của một số tác giả được đăng trên Sohu, Sina