Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)... Đặc biệt có một thôn nhỏ thuộc xã Vân Xuân nổi tiếng nhờ những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ.Người dân trong khu vực cho biết, 2 năm trở lại đây, các gia đình trên địa bàn xã trở nên giàu có nhờ công việc kinh doanh, buôn bán phụ kiện điện thoại.Quần thể "lâu đài" với kiến trúc nổi bật, tọa lạc giữa cánh đồng lúa và xóm làng đông đúc.Quần thể "lâu đài" nổi bật giữa làng quê được xây dựng trên diện tích đất khoảng 1.700 m2, thường được người dân gọi nôm na là "lâu đài trực thăng" vì trên nóc có một mô hình trực thăng cỡ lớn.Quần thể này gồm 3 tòa lâu đài trong đó 2 toà xây dựng sát nhau. Một tòa nằm độc lập, cách 2 tòa kia bởi đầm sen nhỏ và con đường làng đổ bê tông rộng khoảng 3m.Được biết, chủ nhân của 3 toà lâu đài này là 3 anh em Phạm Văn Định, Phạm Văn Sắc và Nguyễn Tiến Bằng (hay còn gọi là Bằng Kyo), chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phụ kiện điện thoại và bất động sản.Ngoài 2 biệt thự nổi bật, phía ngoài mặt đường chính của ngôi làng còn có các tòa lâu đài, biệt thự khác.Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 8 chiếc lâu đài, số lượng biệt thự thì rất nhiều. Chủ yếu những hộ dân quanh đây kinh doanh mặt hàng phụ kiện điện thoại.Những tòa lâu đài lung linh vào ban đêm khi lên đèn.Bên ngoài các chi tiết được trang trí, sơn, đắp nổi công phu với tông màu trắng - vàng.
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)... Đặc biệt có một thôn nhỏ thuộc xã Vân Xuân nổi tiếng nhờ những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ.Người dân trong khu vực cho biết, 2 năm trở lại đây, các gia đình trên địa bàn xã trở nên giàu có nhờ công việc kinh doanh, buôn bán phụ kiện điện thoại.Quần thể "lâu đài" với kiến trúc nổi bật, tọa lạc giữa cánh đồng lúa và xóm làng đông đúc.Quần thể "lâu đài" nổi bật giữa làng quê được xây dựng trên diện tích đất khoảng 1.700 m2, thường được người dân gọi nôm na là "lâu đài trực thăng" vì trên nóc có một mô hình trực thăng cỡ lớn.Quần thể này gồm 3 tòa lâu đài trong đó 2 toà xây dựng sát nhau. Một tòa nằm độc lập, cách 2 tòa kia bởi đầm sen nhỏ và con đường làng đổ bê tông rộng khoảng 3m.Được biết, chủ nhân của 3 toà lâu đài này là 3 anh em Phạm Văn Định, Phạm Văn Sắc và Nguyễn Tiến Bằng (hay còn gọi là Bằng Kyo), chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phụ kiện điện thoại và bất động sản.Ngoài 2 biệt thự nổi bật, phía ngoài mặt đường chính của ngôi làng còn có các tòa lâu đài, biệt thự khác.Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 8 chiếc lâu đài, số lượng biệt thự thì rất nhiều. Chủ yếu những hộ dân quanh đây kinh doanh mặt hàng phụ kiện điện thoại.Những tòa lâu đài lung linh vào ban đêm khi lên đèn.Bên ngoài các chi tiết được trang trí, sơn, đắp nổi công phu với tông màu trắng - vàng.
TPO - Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vốn là những làng chài nghèo ven biển nhưng gần đây, các xã này được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ người dân đi lao động nước ngoài.
Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vốn là những làng chài nghèo ven biển nhưng nhiều năm gần đây, các xã này được mệnh danh là làng tỷ phú nhờ xuất ngoại.
Không khó để bắt gặp những căn biệt thự nguy nga 3-4 tầng dọc đường ven biển Hà Tĩnh qua huyện Nghi Xuân.
Những lâu đài mái vòm đang được xây dựng ở xã Cương Gián.
Các khu nghỉ dưỡng, sinh thái cũng mọc lên ven biển Cương Gián.
Tại làng biển Xuân Liên, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân) việc người dân xuất ngoại cũng khiến cuộc sống địa phương nâng cao. Đường sá sạch sẽ, nhà cửa khang trang từ nguồn thu nhập người lao động nước ngoài gửi về.
Xã Xuân Liên có hơn 7.000 nhân khẩu thì người đi nước ngoài đã hơn 2.000 lao động.