Hiện tại, thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy là hai loại hình kỳ thi ngày càng trở nên phổ biến trong quá trình tuyển sinh vào các trường đại học tại Việt Nam. Mặc dù có sự khác biệt nhất định, cả hai loại hình thi đều hướng tới mục tiêu đánh giá một cách khách quan năng lực của thí sinh, từ đó giúp các trường đại học chọn lựa được những ứng viên phù hợp.
Hiện tại, thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy là hai loại hình kỳ thi ngày càng trở nên phổ biến trong quá trình tuyển sinh vào các trường đại học tại Việt Nam. Mặc dù có sự khác biệt nhất định, cả hai loại hình thi đều hướng tới mục tiêu đánh giá một cách khách quan năng lực của thí sinh, từ đó giúp các trường đại học chọn lựa được những ứng viên phù hợp.
Dự kiến, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức 4 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là năm thứ hai Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng.
Lệ phí thi là 115.000 đồng/môn thi/thí sinh. Kỳ thi bao gồm 6 môn độc lập là Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Sử và Địa. Môn Toán có thời gian làm bài là 90 phút, các môn còn lại là 60 phút, tất cả đều sẽ theo hình thức trắc nghiệm.
Năm nay, Trung tâm dự kiến tổ chức 6 đợt thi với khoảng 75.000 thí sinh tham gia tại Hà Nội và các tỉnh như Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình và Hải Dương.
Theo Đề án tổ chức kỳ thi năm 2024, lệ phí mỗi lượt thi là 500.000 đồng/thí sinh. Thí sinh có thể lựa chọn địa điểm, ngày và ca thi phù hợp, với tối đa hai lượt thi, cách nhau ít nhất 28 ngày. Để đảm bảo tính bảo mật, hệ thống đăng ký chỉ cho phép tài khoản hoạt động trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.
Quá trình chấm điểm được thực hiện tự động bằng phần mềm. Kết quả bài thi sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy tính sau khi thí sinh hoàn thành bài thi hoặc khi hết thời gian làm bài theo quy định.
Kỳ thi đánh giá năng lực TestAs (Test for Academic Studies) là kỳ thi riêng của Đại học Việt Đức, dự kiến tổ chức vào tháng 5 năm nay. Kỳ thi bao gồm hai bài thi viết: một bài thi cơ bản (Core Test) và một bài thi chuyên ngành (Subject Specific Test).
Thí sinh sẽ đăng ký bài thi tương ứng với ngành học, bao gồm các lĩnh vực: Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, và Kinh tế.
Kết quả tổng hợp của kỳ thi hoặc chứng chỉ TestAS hợp lệ sẽ được tính theo tỷ lệ: 40% từ bài thi cơ bản và 60% từ bài thi chuyên ngành. Kỳ thi TestAS có mặt tại hơn 50 quốc gia, với hơn 300 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này. Lệ phí thi là 50 Euro (khoảng 1,2 triệu đồng) cho một bài thi chuyên ngành.
Đánh giá năng lực và Đánh giá tư duy là hai hình thức thi tuyển sinh đại học phổ biến, nhưng chúng có những điểm giống và khác nhau về mục tiêu, cấu trúc và phương pháp đánh giá:
• Cả hai đều nhằm mục tiêu tuyển sinh đại học: Cả đánh giá năng lực (ĐGNL) và đánh giá tư duy (ĐGTD) đều được các trường đại học sử dụng để chọn lọc sinh viên.
• Đều đánh giá khả năng học tập và kiến thức cơ bản: Cả hai bài thi đều kiểm tra kiến thức của thí sinh về các môn học chính như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và các môn khoa học.
• Kiểm tra cả kỹ năng và khả năng áp dụng kiến thức: ĐGNL và ĐGTD không chỉ tập trung vào việc nhớ kiến thức mà còn đánh giá khả năng vận dụng và tư duy logic của thí sinh trong giải quyết vấn đề.
• Đánh giá năng lực (ĐGNL): Tập trung vào việc kiểm tra kiến thức tổng hợp và khả năng vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực, đồng thời đánh giá năng lực tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và khả năng hiểu biết xã hội.
• Đánh giá tư duy (ĐGTD): Tập trung vào việc kiểm tra khả năng tư duy logic, suy luận, khả năng toán học và ngôn ngữ. ĐGTD hướng đến việc đánh giá cách thí sinh suy nghĩ và phân tích vấn đề, đặc biệt chú trọng vào các môn khoa học tự nhiên như Toán và Lý.
• ĐGNL: Bài thi thường bao gồm các câu hỏi đa dạng, từ kiến thức cơ bản của các môn học đến câu hỏi yêu cầu tư duy phản biện, kiến thức xã hội, đọc hiểu văn bản. Các lĩnh vực kiểm tra rộng hơn, bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, và tư duy logic.
• ĐGTD: Bài thi thường có cấu trúc tập trung hơn vào các môn như Toán học, Vật lý và Ngữ văn. Đánh giá sự hiểu biết sâu về các kiến thức cơ bản, và khả năng tư duy toán học, tư duy logic, lập luận.
• ĐGNL: Bài thi thường đa dạng về dạng câu hỏi, có thể gồm câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở, câu hỏi tình huống và bài đọc hiểu dài. Điểm mạnh là đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh trên nhiều khía cạnh.
• ĐGTD: Thường có xu hướng kiểm tra tư duy toán học, tư duy phân tích và khả năng suy luận logic, với các câu hỏi thường mang tính chất suy luận, giải quyết vấn đề một cách chặt chẽ và logic.
• ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội: Đánh giá toàn diện các kỹ năng từ hiểu biết xã hội đến khả năng tư duy khoa học, ngôn ngữ.
• ĐGTD của Đại học Bách Khoa Hà Nội: Tập trung nhiều vào khả năng suy luận, giải quyết các vấn đề về Toán học, Khoa học tự nhiên, và khả năng đọc hiểu.
• ĐGNL: Được nhiều trường đại học áp dụng để tuyển sinh, phù hợp với nhiều nhóm ngành khác nhau.
• ĐGTD: Được sử dụng bởi các trường có yêu cầu cao về tư duy logic và khả năng phân tích, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, công nghệ.
*Bảng so sánh điểm khác nhau giữa hai kỳ thi:
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM
- Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học)
- Phần 2: Tư duy định tính (Văn học – Ngôn ngữ)
- Phần 3: Khoa học (Tự nhiên – Xã hội)
- Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh)
- Phần 2: Toán, tư duy logic và phân tích số liệu
- Phần 3: Giải quyết vấn đề (Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa)
- Phần 3: Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề
- ĐGNLHN: Tổng: 150 câu, mỗi phần 50 câu
- ĐGNL-HCM: Tổng: 120 câu (Phần 1 - 40 câu; Phần 2 - 30 câu; Phần 3 - 50 câu)
- ĐGNLHN: Tổng thời gian làm bài 195 phút (Phần 1 là 75 phút, phần 2 và phần 3 mỗi phần 60 phút).
Các phần thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút. Các câu hỏi thử nghiệm được trộn vào các phần một cách ngẫu nhiên mà thí sinh không biết là câu nào.
- ĐGNL-HCM: Thời gian làm bài là 150 phút
Tổng thời gian làm bài 150 phút (Phần Tư duy toán học – 60 phút; phần tư duy đọc hiểu – 30 phút; phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - 60 phút)
- ĐGNLHN: Tổng 150 điểm, mỗi câu đúng được 1 điểm.
Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng vẫn có thể kèm thêm 1-4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
- ĐGNL-HCM: Tổng 1200 điểm, tùy vào độ khó từng câu mà cho điểm khác nhau. Tổng điểm phần Ngôn ngữ là 400đ, phần toán + logic + số liệu là 300đ, còn lại là giải quyết vấn đề (lý hoá sinh sử địa) 500đ
- Phần Tư duy Toán học: 40 điểm
- Phần Tư duy Đọc hiểu: 20 điểm
- Phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: 40 điểm
- ĐGNLHN: hình thức thi trắc nghiệm và điền đáp án; thi trên máy tính. Mỗi thí sinh sẽ có một đề thi riêng do máy tính tổ hợp ngẫu nhiên.
- ĐGNL HCM: hình thức thi trắc nghiệm, thi trên giấy, thí sinh thi chung 1 đề
Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính
- ĐGNLHN: 7 môn (Toán, Vật lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
- ĐGNL HCM: 8 môn (Toán, Vật lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý)
Toán học; Ngữ văn; Khoa học (Giải quyết vấn đề)
Tóm lại, ĐGNL thiên về sự đa dạng kiến thức và khả năng tổng hợp, trong khi ĐGTD nhấn mạnh vào khả năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề trong các môn tự nhiên.
Nguồn: ĐHBK Hà Nội, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM.
Ôm chắc kiến thức cơ bản nhất, từ khóa thi năng lực không thể bỏ qua là SGK thông qua khóa nền tảng. Thi năng lực mà không hiểu bản chất kiến thức cơ bản coi như thất bại ngay từ đầu nhé các em.
Quét tất cả dạng bài thông qua luyện từng phần của bài thi đánh giá năng lực
Luyện đề xịn sò giao diện y như thật, thử tâm lý, học phân bổ thời gian và nhiều kinh nghiệm sẽ tự đúc rút từ việc thực chiến.