Mua Sắm Trực Tuyến Aeon

Mua Sắm Trực Tuyến Aeon

46, Đường 5A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Hồ Chí Minh

46, Đường 5A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Hồ Chí Minh

Những cửa hàng bán quần áo cũ tại Nhật Bản

MODE OFF là một trong những cửa hàng bán đồ secondhand lớn nhất tại Nhật Bản, thuộc sở hữu của tập đoàn Hard Off Group, nổi tiếng với cửa hàng Book Off.

Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm các mặt hàng thời trang, hãy đến MODE OFF vì đây là nơi có sẵn những món đồ cũ tốt và giá rẻ.

Trên trang web OFF Mall, bạn có thể tìm thấy có vô vàn các sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, nó còn có chi nhánh khắp nước, bạn hãy vào Google để xem có cửa hàng nào gần nhà mình không nhé.

BRAND OFF (ブランドオフ) là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất dành cho những người đang tìm kiếm các sản phẩm có thương hiệu.

Dù tên của cửa hàng có thể khiến bạn nhầm lẫn, BRAND OFF không liên quan đến Book Off hay Mode Off. Họ bán các sản phẩm secondhand của các thương hiệu hàng hiệu như túi xách, đồng hồ, trang sức và nhiều mặt hàng cao cấp khác.

BRAND OFF cũng có cửa hàng ở Hong Kong và Đài Loan, nơi cũng rất phổ biến ở châu Á.

RAGTAG (ラグタグ) là một cửa hàng secondhand chuyên về các sản phẩm thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng. Họ nổi tiếng với việc cung cấp các mặt hàng secondhand độc đáo và phụ kiện được lựa chọn kỹ càng.

RAGTAG có các cửa hàng tại Tokyo, Osaka và Fukuoka, có sẵn các thương hiệu thời trang phổ biến như COMME des GARÇONS, Sacai, NIKE, Supreme, THE NORTH FACE, Patagonia. Mặc dù giá cả có phần cao hơn nhưng vẫn hợp lý và đáng xem xét đối với các tín đồ thời trang.

2nd STREET, được biết đến với tên gọi ngắn gọn là “セカスト” (Secasto), cũng là một cửa hàng secondhand nổi tiếng tại Nhật Bản chuyên về quần áo và thời trang. Họ cung cấp rất nhiều loại quần áo, giày dép, phụ kiện secondhand từ các thương hiệu xa xỉ đến các sản phẩm không nhãn hiệu với mức giá hấp dẫn.

2nd STREET có hơn 800 cửa hàng trên toàn quốc Nhật Bản, đã mở rộng sang Mỹ, Đài Loan, Malaysia và nhiều quốc gia khác trên thế giới gần đây.

KOMEHYO (コメ兵) là một cửa hàng bán hàng secondhand chuyên về các sản phẩm thời trang, đồng hồ, trang sức và các mặt hàng cao cấp khác của các thương hiệu hàng đầu và thương hiệu thiết kế. Họ có hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc Nhật Bản, bao gồm Tokyo, Osaka, Nagoya và các địa điểm khác.

KOMEHYO nổi tiếng với việc cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng tốt và cửa hàng của họ được thiết kế giống như các cửa hàng thương hiệu hàng đầu, cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm mua sắm sang trọng.

Hedy (エディ) cũng là một cửa hàng vintage có chi nhánh tại Tokyo, Osaka và Fukuoka. Mặc dù không có cửa hàng lớn như các cửa hàng lớn khác, Hedy tập trung vào các túi xách của các thương hiệu như Dior, CHANEL, CELINE và cung cấp trải nghiệm mua sắm hàng vintage được chọn lọc kỹ lưỡng. Bạn cũng có thể tìm thấy các loại túi xách độc đáo tại đây.

ALLU (アリュー) là một cửa hàng mới tại Nhật Bản, tập trung vào việc tái sử dụng các mặt hàng secondhand nhằm bảo vệ môi trường. Mặc dù là đồ cũ nhưng đều là hàng cao cấp. ALLU chủ yếu bán các thương hiệu hàng đầu như Cartier, Rolex, Hermes.

JAM là một cửa hàng chuyên về quần áo vintage và đồ lưu niệm nhập khẩu lớn nhất tại Nhật Bản, phục vụ cả những người mới bắt đầu mua sắm quần áo vintage và những người đam mê vintage.

Họ cung cấp các loại phụ kiện thời trang phong cách Mỹ với mức giá hợp lý. JAM cũng là một cửa hàng phổ biến cho những người muốn bán quần áo. Một số thương hiệu nổi tiếng mà họ bán bao gồm Ralph Lauren, Levi’s, Harley-Davidson.

BIG TIME cũng là một cửa hàng nhập khẩu hàng secondhand, cung cấp các sản phẩm thời trang retro phong cách Tây Âu. Họ có khoảng 10 cửa hàng trên toàn quốc Nhật Bản. Nếu bạn đang tìm kiếm các phụ kiện và đồ trang trí retro, BIG TIME là một lựa chọn đáng xem xét.

BIG TIME có hệ thống thương hiệu riêng biệt để phân biệt các sản phẩm mới của họ.

Treasure Factory (トレファク) là một cửa hàng tái chế được ưa chuộng tại Nhật Bản, chuyên kinh doanh các mặt hàng secondhand đa dạng như quần áo, nội thất, điện tử gia dụng, đồ dùng hàng ngày. Họ có nhiều cửa hàng trên toàn quốc và trang web của họ cho phép bạn kiểm tra các mặt hàng độc quyền của từng chi nhánh.

KINJI (キンジ) cũng là một cửa hàng thời trang vintage nổi tiếng tại Nhật Bản. Họ bán các mặt hàng thời trang vintage và retro đa dạng, bao gồm cả quần áo hàng ngày như quần jeans, áo blazer, áo len. Họ không có cửa hàng trực tuyến chính thức nhưng có cửa hàng chính thức trên Rakuten và Yahoo! Shopping.

Kindal (カインドオル) là một chuỗi cửa hàng thuộc nhóm của Treasure Factory, với hơn 20 chi nhánh trên toàn quốc Nhật Bản, bao gồm Tokyo, Osaka và Kyoto. Họ chuyên kinh doanh các sản phẩm secondhand của các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Saint Laurent. Họ cũng có các sản phẩm độc quyền trực tuyến, vì vậy hãy kiểm tra cửa hàng chính thức của họ.

Nếu bạn có ý định tìm cửa hàng bán quần áo cũ tại Nhật, dù nhu cầu là gì đi chăng nữa cũng đều có những cửa hàng phù hợp. Trên đây là một số gợi ý của WOM, hy vọng bạn sẽ tìm được cửa hàng phù hợp với mình.

Hãy Like & Share chúng tôi trên Facebook

Theo dữ liệu từ Statista, Hoa Kỳ là động lực chính thúc đẩy sự trỗi dậy của thương mại điện tử toàn cầu, với tổng doanh số thương mại điện tử ở Hoa Kỳ 2022 đạt mức 1,03 nghìn tỷ USD, đạt mức 1,03 nghìn tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua 1 nghìn tỷ USD, chỉ đứng sau Trung Quốc, với số lượng giờ truy cập internet bình quân của người dân hơn 7 giờ/ ngày và tỉ lệ người dùng internet để mua sắm hàng tuần lên tới 57,8%.

Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11 (cùng kỳ năm ngoái Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7) của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 57,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 52,8 tỷ USD (chiếm xấp xỉ 3,47% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ), nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 4,9 tỷ USD.

Theo số liệu Hải quan Hoa Kỳ, Việt Nam duy trì xuất siêu sang Hoa Kỳ và hiện tại đạt 47,9 tỷ USD, xếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (sau Trung Quốc với 130,4 tỷ USD và Mexico với 75,5 tỷ USD).

Mặc dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo các kênh mua bán truyền thống và hiện nay kênh thương mại này đã có xu hướng giảm sút, đặc biệt là thời gian đại dịch và sau đại dịch Covid-19.

Xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới chính là xu hướng rất tiềm năng cho doanh nghiệp hiện nay nhất là với thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Trần Đình Toản, Phó Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và Công nghệ OSB cho rằng có rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi xuất khẩu trực tuyến.

Đó là liên quan tới hợp đồng mua bán không chặt chẽ, khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp là người chịu thiệt. Vì vậy cần có các đơn vị tư vấn, luật sư để hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo hợp đồng ngay từ ban đầu.

Vấn đề nữa là giao vận. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm khi vận chuyển hàng hoá. Doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà vận chuyển có uy tín.

Đáng lưu ý, gần đây gia tăng các vụ lừa đảo trong hoạt động thương mại quốc tế, dù các doanh nghiệp dù đã được khuyến cáo sử dụng hình thức thanh toán an toàn hơn như L/C, xác minh năng lực thanh toán.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lựa chọn các mô hình thương mại điện tử uy tín để xuất khẩu vì họ có hệ thống bảo mật đa cấp. Cần rất thận trọng trong truy cập vào các đường link, spam, chia sẻ tài khoản, cho mượn tài khoản…

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thách thức với doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khi xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử cũng giống như xuất khẩu truyền thống đó là thích ứng được với những quy định khắt khe của những thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU…

Bên cạnh đó, kỹ năng khai thác những ứng dụng mới của thương mại điện tử nhằm tối ưu hoá chi phí, tối ưu hoá khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp phải mất khoảng thời gian nhất định để nắm bắt được những công cụ trên các nền tảng thương mại nhằm khai thác hiệu quả những tính năng của sàn để đưa được những đơn hàng thực tế.

Ngoài ra là rào cản về ngôn ngữ, thanh toán, logistics… Theo đại diện Bộ Công , bán hàng qua thương mại điện tử chủ yếu là trực tiếp cho khách hàng nên đơn hàng nhỏ, do đó vấn đề vận chuyển, logistics cũng không đơn giản.

Theo ông Toản, để khai thác hiệu quả hơn các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, điều quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là sản phẩm phải có khả năng xuất khẩu, có sức cạnh tranh. Vì mỗi nền tảng thương mại điện tử có những mảng sản phẩm đặc thù, nên sản phẩm đưa lên sàn không đúng, không phù hợp thì không thể thành công.

Mặt khác, doanh nghiệp cần phải hết sức lưu ý đến việc tìm hiểu tính năng, tận dụng tối đa các chức năng của các nền tảng thương mại điện tử. Sàn thương mại điện tử không chỉ là nơi giao thương mua - bán mà nó còn thực hiện nhiều chức năng khác, ví dụ như hoạt động hội chợ ảo, hoạt động kết nối giao thương.

“Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hay VR (thực tế ảo) trên các sàn thương mại điện tử khiến cho hoạt động mang tính đa chiều, theo đó khoảng cách giữa người mua và người bán được thu hẹp. Người mua có thể mời người bán đến nhà xưởng thăm quan như thực tế. Doanh nghiệp cần tận dụng điều này”, ông Toản lưu ý.

Mặt khác, cần xây dựng gian hàng trên sàn thương mại điện tử có uy tín. Đây là điều rất quan trọng bởi theo đại diện OSB, rất nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt trên thị trường thực tế nhưng lại không để ý đến môi trường trực tuyến.

Có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhưng khi nhìn trên môi trường trực tuyến, khách hàng không nhận ra đó là doanh nghiệp lớn và ngược lại. Đó là điều khiến rất nhiều doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh. Bởi trên môi trường ảo, người mua chỉ có vài giây để cân nhắc đặt hàng hay không, hay chuyển sang gian hàng khác. Vì thế, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều dịch vụ khác để hỗ trợ tốt cho gian hàng của mình.

Ngoài ra, hiện nay xu hướng sản phẩm xanh đang rất phổ biến, đặc biệt là thị trường châu Âu, châu Mỹ. Do đó cần đưa các sản phẩm này lên các gian hàng thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Bên cạnh việc đầu tư chi phí xây dựng gian hàng, theo ông Toản, doanh nghiệp cần đầu tư cho nhân sự làm việc 24/24, chứ không phải chỉ 8 tiếng, nhất là khi buổi tối của Việt Nam là buổi sáng của Mỹ và châu Âu. Khi khách hàng muốn chat trực tiếp trên các công cụ đó, nhưng thấy gian hàng không sáng đèn họ sẽ bỏ qua, như vậy doanh nghiệp bị tuột mất cơ hội.

Đồng thời, doanh nghiệp cần minh bạch hoá, số hoá các điểm chạm với người mua hàng. Điều này vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được các thị trường khó tính như Mỹ.