Nhập Khẩu Theo Quyền Nhập Khẩu Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

Nhập Khẩu Theo Quyền Nhập Khẩu Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

Quyền nhập khẩu là Quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền nhập khẩu là Quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Thế nào là giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa?

Giấy phép xuất nhập khẩu là tài liệu nhằm mục đích chứng minh tính hợp pháp của việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc nước ngoài vào và ra khỏi cửa khẩu hải quan vì mục đích thương mại. Hàng hóa này có thể là hàng trong nước được trao đổi và buôn bán với các quốc gia khác.

Văn bản này liên quan tới một sản phẩm nhất định được chứng nhận đạt tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu, nhập khẩu bằng nhiều tuyến đường và  phương tiện vận tải khác nhau.

Quyền xuất khẩu và Quyền nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì vấn đề này được quy định như sau:

- Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.

Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền xuất khẩu và Quyền nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bổ sung mục tiêu hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa gắn với thành lập doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và cấp Giấy phép kinh doanh.

1. Hồ sơ cho việc đăng ký bổ sung quyền xuất khẩu, nhập khẩu

Đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ phải được thẩm tra tại cơ quan liên quan để xin ý kiến chuyên ngành trước khi được Cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Hồ sơ trong trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu bao gồm:

– Hồ sơ thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;

–  Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;

–  Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh nội dụng thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tuc điều chỉnh Giấy chứng nhân đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm:

–  Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

–  Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;

–  Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung điều chỉnh;

–  Báo cáo tình hình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;

–  Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;

Hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh gồm:

–  Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

–  Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;

–  Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung điều chỉnh;

–  Báo cáo tình hình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;

–  Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;

–  Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY

Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội

bước của quy trình làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu

Chuẩn bị chứng từ là bước quan trọng nhất trong quá trình thông quan hàng hóa. Có thể nói, việc chuẩn bị hồ sơ sớm và chính xác sẽ đóng góp tới 95% tiến độ khai báo hải quan cũng như chi phí hải quan.

Bộ hồ sơ thông quan bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

1 bản sao của hợp đồng thương mại

1 bán chính của hóa đơn thương mại

Giấy phép (nếu có): 01 bản chính

Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có): 01 bản chính

Các loại giấy tờ khác dựa theo yêu cầu của hải quan (nếu có)

Tờ khai đăng ký nhập khẩu (IDC)

– Khi nhận được màn hình tờ khai đăng ký (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan xác minh thông tin  khai báo và các thông tin do hệ thống tự động xuất, tính toán. Nếu xác nhận thông tin là chính xác thì gửi vào hệ thống để đăng ký tờ khai.

– Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có thông tin khai báo sai và cần phải sửa đổi thì phải sử dụng dịch vụ IDB gọi lại màn hình khai báo thông tin nhập khẩu (IDA) để chỉnh sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc theo chỉ định bên trên.

Trước khi ủy quyền đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra danh sách các công ty không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (công ty có số nợ đã quá hạn hơn  90 ngày, công ty đang tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản).

Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách trên sẽ không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi  cho người khai hải quan.

Việc thông quan hàng hóa sẽ được thực hiện theo kết quả giao hàng khi mở tờ khai.

Đối với luồng xanh (1): Nếu luồng màu xanh xuất hiện thì chỉ cần lấy tờ khai  rồi đi thanh lý.

Nhân viên giao nhận sẽ mang toàn bộ hồ sơ (mẫu tờ khai và các chứng từ liệt kê ở mục bước 1) để hoàn tất thủ tục đăng ký với hải quan. Hải quan đăng ký có chức năng kiểm tra về tính hợp lệ của các chứng từ.

Nếu bộ tài liệu đầy đủ không hợp lệ, nó sẽ bị trả lại và yêu cầu bổ sung tài liệu còn thiếu. Sau khi bổ sung  đầy đủ giấy tờ, hãy tiếp tục làm việc với cơ quan đăng ký hải quan để thông quan hàng hóa của bạn.

Nếu tờ khai theo luồng đỏ hoặc được chuyển đi xác minh như mô tả ở trên, người giao hàng sẽ  kiểm tra lô hàng trên hệ thống hải quan điện tử để biết các thông tin xác minh tờ khai (tên người kiểm hóa, số điện thoại, một số thông tin khác….).

Sau khi tờ khai được giải phóng (kết quả thông quan sẽ được hiển thị trên website của hệ thống  hải quan), một mã vạch sẽ được in để bạn có thể khai báo tại hải quan. Sau khi  đóng dấu mã vạch, thủ tục thông quan hoàn tất. Khi in voucher nhân viên giao hàng của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách  in chứng từ để tài xế thu hàng tại cảng.

Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cũng tương tự nhưng có một số bước cơ bản khác nhau (ví dụ trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không để tránh phải khai báo thì cần có phiếu cân xác nhận trọng lượng kho để khai báo).

Hi vọng bài viết trên đây của Tasetco sẽ giúp bạn hiểu hơn về giấy phép trong xuất nhập khẩu cùng các bước làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn còn thắc mắc về các loại giấy phép và thủ tục xuất nhập khẩu thì hãy mau gọi ngay tới Tasetco để nhận được chúng tôi hỗ trợ bạn kịp thời, nhanh chóng.