Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Vào năm 1980, khi hòa thượng Thích Pháp Hòa được 6 tuổi, cha của thầy đã xa cách gia đình để sang Canada. Mãi đến khi thầy được 12 tuổi thì cả gia đình mới được bảo lãnh sang Canada để được sống cùng nhau.
Năm thầy Thích Pháp Hòa được 7 tuổi, thầy đã sớm có căn duyên đối với Phật pháp. Nhờ đó mà thầy sớm được xuất gia, có pháp danh riêng, thực hiện việc ăn chay và cúng dường Phật pháp.
Năm 15 tuổi, khi đã đủ hạnh nguyên, hòa thượng Thích Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành với Thượng tọa Thích Thiện Tâm (Hiện là hòa thượng viện chủ tu viện trúc lâm và tu viện Tây Thiên ở Canada).
Năm 1994, khi vừa tròn 20 tuổi, hòa thượng Thích Pháp Hòa đã được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai trong Đài giới đàn Hương Tích của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Năm 1999, hòa thượng Thích Pháp Hòa vinh dự được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp:
“Pháp đã trao lòng từ vàng thuở,
Hòa quang tiếp độ khắp quầng sân
Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm,
Độ hết muôn phương chốn hữu tình”
Khả năng tự học và trau dồi tốt, kết hợp với tài năng và đức độ của bản thân mà hòa thượng Thích Pháp Hòa đã có rất nhiều bước tiến lớn trên con đường phấn đấu, tu tập. Tới năm 2006, thầy đã chính thức được tấn phong làm trụ trì tại Trúc Lâm Thiền Viện (Tu viện Trúc Lâm Canada). Vào năm 2007, chỉ sau đó có 1 năm, thầy đã được giao trọng trách trụ trì Tây Phương Thiền Viện đồng thời được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu và điều tra Phật học Edmonton (Canada).
Hòa thượng Thích Pháp Hòa sinh năm 1974, hiện chưa rõ thế danh cụ thể và ngày tháng sinh của thầy. Thầy sinh ra và lớn lên trong một gia đình cơ bản, có hai người con trai, trong đó thầy là con trưởng. Gia đình của thầy vốn sinh sống lâu đời tại thành phố Cần Thơ, trước khi gia đình gặp phải nhiều biến cố quan trọng.
Hòa thượng Thích Pháp Hòa đã bộc lộ do căn duyên đối với Phật pháp ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Năm thầy 7 tuổi, thầy đã được người lớn dẫn đi chùa lần đầu. Khi nhìn thấy kiến trúc bên trong ngôi chùa, cách mà các nhà sư hành lễ và sự trang nghiêm của những bức tượng Phật dường như đã đánh thức con người thực sự của thầy.
Khi nghe thấy các vị sư thầy gọi nhau bằng pháp danh, trong lòng hòa thượng Thích Pháp Hòa cũng muốn có một tên gọi như vậy. Do đó mà thầy đã mạnh dạn hỏi trực tiếp vị hòa thượng trụ trì để xin được đặt pháp danh. Vị trụ trì đó khuyên thầy nên quy y Tam bảo và thầy đã đồng ý. Đó chính là dấu mốc cho thấy hòa thượng đã có duyên với Phật pháp như thế nào khi còn thơ bé.
Hiện nay, hòa thượng Thích Pháp Hòa đang làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện, có trụ sở nằm tại Canada. Tu viện này tại Canada là cơ sở đầu tiên của Viện Phật học, tọa lạc tại thành phố Edmonton kể từ tháng 6/1989.
Lúc mới được xây dựng, Tu viện Trúc Lâm tọa lạc tại địa chỉ 10604-108 Street, là một công trình tòa nhà với 3 tầng và 9 phòng. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động sinh hoạt Phật giáo như tu học, sinh hoạt văn hóa, giáo dục Phật học…
Cho đến năm 1992, cơ sở này đã được bán lại để chuyển về một địa chỉ khác là một nhà thờ cũ rộng hơn tại 10155-89 Street. Năm 1996, Viện Phật học đã quyết định xây dựng tu viện tại một khu đất rộng hơn tại khu trung tâm thành phố. Đó chính là tu viện ngày nay – nơi thầy Thích Pháp Hòa đang làm trụ trì, tọa lạc tại số 113288-97 Street.
Tu viện Trúc Lâm kể từ khi được xây dựng cho tới nay đã trở thành một địa chỉ Phật giáo quen thuộc và gần gũi với rất nhiều người Việt xa xứ, của đông đảo chư Tăng ni, Phật tử xa gần tìm đến.
Tuy sinh sống và hoạt động tại Canada, thầy vẫn được rất nhiều Phật tử trong và ngoài nước biết đến thông qua nhiều video bài giảng thuyết Pháp được truyền bá rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Các chư Phật tử khi muốn tìm hiểu các bài giảng Pháp của thầy Thích Pháp Hòa sẽ rất dễ dàng có thể tìm ra. Bởi những lời bình dị mang đậm bản sắc dân tộc của thầy truyền tải qua các bài thuyết pháp sẽ vô cùng dễ nghe, hấp dẫn. Điều đáng nói là sở hành, sở nguyện nơi hòa thượng rất nhiều chân thành, thiết tha vì Tam bảo mà phụng sự. Thầy Thích Pháp Hòa thường tụng Kinh Sám Hối, Chú Đại Bi… nguyện đem công đức hướng về tất cả đệ tử và chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
Do vốn được bắt đầu rèn luyện suốt từ những năm thành niên, vì vậy vốn kiến thức Phật Pháp của hòa thượng Thích Pháp Hòa rất rộng. Vì vậy, thầy được đông đảo chư Tăng ni, Phật tử kính trọng. Ngoài ra, thầy còn được các Phật tử ví như “kho tàng ngôn ngữ và kinh kệ” của giới Tăng ni.
Bên cạnh việc chuyên tâm tu học, trau dồi thêm kiến thức về Phật pháp, hòa thượng Thích Pháp Hòa còn dành phần lớn thời gian của bản thân để đi tới nhiều ngôi chùa trên đất Canada nhằm thuyết giảng về Phật pháp cho chư Phật tử gần xa. Nhiều bài giảng pháp của thầy được ghi hình lại và phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng, để nhiều người không có cơ hội được nghe trực tiếp vẫn có thể xem được và học tập theo.
Để gần gũi hơn với đại chúng, mỗi bài giảng pháp đều được hòa thượng Thích Pháp Hòa khéo léo lồng ghép trong một chủ đề có liên quan tới đời sống như tình yêu thương, tình cảm gia đình, lòng từ bi, sự hận thù,… Do đó, không chỉ giúp chư Phật tử có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ hơn về vấn đề trong đời sống mà còn giúp tư tưởng Phật giáo của họ được thấm nhuần một cách rõ nét và tốt nhất.
Sau đây là một số bài pháp thoại nổi bật và mới nhất của hòa thượng Thích Pháp Hòa được nhiều chư Tăng ni, Phật tử gần xa rất yêu thích, có thể kể đến gồm:
Pháp thoại này đã được hòa thượng Thích Pháp Hòa chia sẻ tại chùa Vạn Hạnh Victoria vào ngày 23/08/2020. Nhân dịp qua thăm trụ trì của Vạn Hạnh Victoria, thầy đã có buổi chia sẻ về “Ai là người niệm Phật”. Qua buổi chia sẻ, thầy đã giải thích về ý nghĩa của những câu niệm Phật quen thuộc như các câu sám hối,…
Từ vấn đề này mà thầy Thích Pháp Hòa đã suy rộng ra mục đích sám hối của đạo Phật. Qua đó giúp cho chư Phật tử có thể đi sâu vào cội nguồn nội tâm của mình. Từ đó để suy xét những hành động, ý nghĩ của bản thân. Cuối cùng, chư Phật tử có thể tìm kiếm tâm sáng suốt hiện diện trong mỗi cá nhân, con người mình.
Đây là buổi pháp thoại đã được hòa thượng Thích Pháp Hòa chia sẻ tại Chùa Nam Hòa, Saitama, Nhật Bản vào ngày 26/10/2019. Trong buổi chia sẻ này, bằng cách đặt vấn đề bằng những câu chuyện hài hước, dí dỏm, thầy đã đặt ra vấn đề: Thế nào là tu?”; “tu tập thực chất là thế nào?”; “tu tập có phải chỉ xoay quanh việc tụng kinh niệm phật trong chùa, ngồi nghe Pháp thoại hay không?”; “Làm thế nào để học tu ngay trong đời sống, để tu trở thành cần thiết như không khí, như hơi thở?”;…
Pháp thoại “Sanh tử là lẽ đương nhiên” đã được hòa thượng Thích Pháp Hòa chia sẻ tại Tu Viện Trúc Lâm vào ngày 21/6/2020. Qua bài thơ “Sanh tử lẽ đương nhiên” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy đã giúp chư Tăng ni, Phật tử giải đáp ý nghĩa của bài thơ này.
Theo như hòa thượng Thích Pháp Hoa cho biết, ý nghĩa của bài thơ muốn nói lên rằng: “Trong đời sống này chuyện sinh tử rất bình thường như mây bay trên núi, sóng vỗ ngoài khơi. Chúng ta có thắc mắc cỡ nào thì nó cũng chỉ gói gọn trong 2 chữ sinh tử.” Qua bài viết, thầy cũng muốn giúp chư Phật tử có thể hiểu rõ hơn về quy luật sinh tử để không chìm đắm, luân hồi, khổ đau nữa.
Bên cạnh những bài pháp thoại vô cùng nổi tiếng này của hòa thượng Thích Pháp Hòa. Các bạn có thể tìm kiếm dễ dàng các bài pháp thoại khác trên nền tảng các mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Youtube,…
Thầy Pháp Lưu, Làng Tu Yên Bái.
(00:00) Trưởng lão: Hôm nay Thầy về đây, để mà Thầy giải thích cho mấy con nghe cái Phật giáo Nguyên Thủy mấy con. Phật giáo gốc Nguyên Thủy là cái gốc của Phật, cái lời dạy của Phật. Nó không phải của các vị Thầy Tổ họ đã kiến giải, họ đã viết ra, họ làm lệch cái lời của đức Phật. Còn mình đi vào cái Phật giáo Nguyên Thủy tức là mình đi vào ngay cái lời của đức Phật dạy để mình tu tập cho nên gọi là Nguyên Thủy. Tức là cái gốc, cái gốc, cái lời gốc của đức Phật dạy, chứ không còn đi lòng vòng qua những cái lời của những người khác dạy.
Cho nên vì vậy mà kinh sách Đại Thừa, kinh sách Nguyên Thủy. Kinh sách Đại Thừa là kinh sách của các tổ qua kiến giải của mình, viết ra thành ra nó có nhiều cái lệch lạc. Tại vì khi mình tu mình chưa có đủ kinh nghiệm để làm chủ sự sống chết của mình sinh, già, bệnh, chết. Rồi mình viết ra theo cái hiểu của mình, cái nghĩ của mình, cái tu chưa tới thành ra nó làm lệch đi, nó làm lệch đi.
Cho nên vì vậy mà Thầy không dạy về cái phương pháp mà của kinh sách Đại Thừa dạy, mà dạy cái lời gốc của Phật dạy, tức là lời Nguyên Thủy. Cho nên Phật giáo dường như là người ta tự người ta chia ra, người ta chia ra hai cái phe, hai cái phái. Cái phái Nam Tông và phái Bắc tông. Bắc tông thì nó thuộc về kinh sách Đại Thừa của các tổ viết ra, còn cái phái Nam Tông là dựa vào cái lời của Phật dạy nhưng rồi các tổ của Nam Tông cũng kiến giải ra, kiến giải ra dạy thành ra nó cũng sai.
Thí dụ như cái pháp Tứ Niệm Xứ, mấy con còn là người cư sĩ mà nghe nói pháp Tứ Niệm Xứ thì mấy con cũng đến cái trường hoặc một cái trường tu tập, cái trường lớp tu tập dạy về Tứ Niệm Xứ, rồi mấy con cũng tu tập Tứ Niệm Xứ thì mấy con tu không bao giờ tới đâu được cả.
(1:55) Tứ Niệm Xứ là cái phương pháp cuối cùng để chứng đạo, cái phương pháp cuối cùng. Mấy con chỉ có người cư sĩ của mấy con chỉ có tu tập cái pháp Tứ Chánh Cần, pháp Tứ Chánh Cần. Nhưng mà trước khi mà tu Tứ Chánh Cần mà mấy con sống mà một ngày mấy con còn ăn ba, bốn bữa thì mấy con tu cũng không vô đâu, không vô. Bởi vì cái tâm mình chưa có làm chủ được cái ăn, chưa làm chủ được cái ngủ.
Mấy con thấy cái ăn nó dễ, bây giờ ráng cố gắng khắc phục, ráng tập ăn ngày một bữa mấy con ăn dễ, nhưng cái ngủ mấy con không phải dễ đâu mấy con. Mấy con thử mấy con cố gắng mấy con tu đi, một buổi giờ ba tiếng đồng hồ đi.
Một buổi ví dụ như 7 giờ sáng mấy con tu tới 10 giờ là ba tiếng, rồi mấy con nghỉ, nghỉ ăn cơm này kia rồi xong rồi tới 2 giờ mấy con tu tập cho đến 5 giờ, mấy con xả nghỉ, rồi tối mấy con 7 giờ tối mấy con tu tới 10 giờ, rồi tới 2 giờ khuya mấy con dậy mấy con tu cho tới 5 giờ mấy con xả ra. Thời nào mấy con cũng tu 3 tiếng, 3 tiếng, thì mấy con sẽ thấy hôn trầm thùy miên nó đánh mấy con ghê gớm.
(3:00) Cho nên vì vậy mà đức Phật dạy cho chúng ta có một cái Pháp để mà phá sạch hôn trầm, thùy miên những người mới tu. Mấy con là người cư sĩ mới vào tu, thì mấy con phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, tức là đi kinh hành chứ không có gì hết mấy con. Đi mình biết mình đi thôi, tức là mình đi vòng vòng mình biết mình đi, đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác.