Ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản đi kèm cùng với công nghiệp hoá ngay từ thời Minh Trị. Một trong những trường hợp đầu tiên xảy ra là trường hợp ngộ độc đồng do chất thải từ Mỏ đồng Ashio (Ashio Copper Mine) ở tỉnh Tochigi (Tochigi prefecture), bắt đầu ngay từ năm 1878. Ngập lụt xảy ra liên tiếp ở đồng bằng sông Watarase, và 1,600 héc ta hoa màu và thị trấn cùng làng mạc ở tỉnh Tochigi và Gunma đã bị phá huỷ bởi nước lũ, trong đó có chứa rất nhiều các hợp chất đồng vô cơ từ mỏ quặng Ashio. Những người nông dân, dẫn dắt bởi Shozo Tanaka, một đại diện của Hạ viện đến từ Tochigi đã kêu gọi chính quyền tỉnh và chính phủ dừng việc khai thác quặng. Mặc dù công ty khai thác đã trả số tiền bồi thường và chính phủ đã tham gia vào các công việc đắp đê ven sông Watarase, không có phương án cơ bản nào được đưa ra để giải quyết vấn đề đó tận gốc.
Ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản đi kèm cùng với công nghiệp hoá ngay từ thời Minh Trị. Một trong những trường hợp đầu tiên xảy ra là trường hợp ngộ độc đồng do chất thải từ Mỏ đồng Ashio (Ashio Copper Mine) ở tỉnh Tochigi (Tochigi prefecture), bắt đầu ngay từ năm 1878. Ngập lụt xảy ra liên tiếp ở đồng bằng sông Watarase, và 1,600 héc ta hoa màu và thị trấn cùng làng mạc ở tỉnh Tochigi và Gunma đã bị phá huỷ bởi nước lũ, trong đó có chứa rất nhiều các hợp chất đồng vô cơ từ mỏ quặng Ashio. Những người nông dân, dẫn dắt bởi Shozo Tanaka, một đại diện của Hạ viện đến từ Tochigi đã kêu gọi chính quyền tỉnh và chính phủ dừng việc khai thác quặng. Mặc dù công ty khai thác đã trả số tiền bồi thường và chính phủ đã tham gia vào các công việc đắp đê ven sông Watarase, không có phương án cơ bản nào được đưa ra để giải quyết vấn đề đó tận gốc.
Khi đồng từ mỏ đồng Ashio chảy xuống sông, cá chết và các đồng ruộng gần đó thực phẩm và lương thực không còn được trồng nữa. Đó là ô nhiễm đầu tiên được biết tới ở Nhật Bản.
Itai Itai là căn bệnh do nước thải chảy từ mỏ đá xuống sông và nó đã truyền nguồn nước ô nhiễm cho cơ thể những người ăn phải gạo làm từ nguồn nước đó. Khi mắc bệnh, từ tiếng kêu gào “Itai!” của bệnh nhân nên cái tên đó đã được đặt cho căn bệnh này.
“Nước thải” đã bao gồm “thủy ngân” chảy ra từ các nhà máy đổ ra biển, bệnh Minamata truyền nguồn nước ô nhiễm cho cơ thể những người ăn phải cá ngoài biển đó. Hiện tại vẫn còn bệnh nhân mắc bệnh này.
Yokkaichi zensoku đã gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người dân (như ho, hen suyễn,v.v) do khí thải (chất gây ô nhiễm môi trường) thoát ra từ các nhà máy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của rất nhiều người.
Qua những “ô nhiễm” như vậy, rất nhiều điều luật khác nhau liên quan tới vấn đề môi trường ở Nhật đã được đặt ra, “Bộ Môi trường” được thành lập và cơ chế bảo vệ môi trường Nhật Bản cũng đã được quyết định.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đặc biệt lưu ý đến “Trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản” xảy ra năm 2011 mà đó chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường xuất phát từ sự cố nhà máy điện hạt nhân.
Từ xưa ở Nhật, việc tái chế chai nhựa được coi là một việc quan trọng. Khi vứt đi phải để riêng nắp chai, tháo nhãn chai, còn vỏ chai sẽ vứt trong túi nhựa chuyên dụng. Bằng cách làm đó, việc tái chế rác diễn ra một cách đơn giản. Những chai nhựa được thu thập lại làm nhỏ vụn ra, rồi lại được sử dụng làm chai nhựa, đồ cất đựng hoặc làm quần áo.
Nhật Bản là một trong những số ít các nước trên thế giới có thể uống được nước máy. Công nghệ này đã được phổ biến ra thế giới và được sử dụng để xử lý nước và nước thải. Tại Nhật Bản, có những tour du lịch tham quan các cơ sở xử lý nước này, và tùy theo khu vực, chúng được dạy như một phần của giáo dục học đường.
Điện của Nhật Bản được sản xuất từ năng lượng nhiệt, thủy điện, hạt nhân và năng lượng tái tạo (gió, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, v.v.). “Hệ thống điện năng lượng mặt trời” đang được mở rộng khắp cả nước bằng việc việc triển khai lắp đặt tại từng hộ gia đình.
Ở nơi có nhiều núi lửa như Nhật Bản, chúng tôi đang phát triển cơ chế tạo ra “địa nhiệt”, đó là nhiệt ngầm. Điều này rất tốn kém nên vẫn còn hiếm ở Nhật Bản, nhưng nó đã thu hút sự chú ý như một công nghệ thân thiện với môi trường kể từ sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân năm 2011.
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu trên toàn thế giới, chẳng hạn như công nghệ sản xuất điện (sinh khối) sử dụng rác từ cuộc sống của chúng ta.
Hôm nọ, khi xem một chương trình truyền hình của Nhật Bản, tôi nghe nói rằng một công ty Nhật Bản đã làm sạch vùng biển của Vịnh Hạ Long ở Việt Nam. Hóa ra, nước bẩn của Vịnh Hạ Long đã được làm sạch bằng cách sử dụng loại bột có tên là bakcha. Tôi rất vui vì những công nghệ này của Nhật Bản đã giúp đỡ các vấn đề môi trường của Việt Nam.
Tham khảo : Chương trình truyền hình Tokyo “Tương lai thế kỷ Jipangu” Bột ma thuật do Nhật Bản phát minh ra cứu các biển di sản thế giới.
Các bạn thấy sao nhỉ? Tôi muốn biết những cố gắng và công nghệ hay giải pháp để giải quyết các vấn đề môi trường ở Nhật Bản và coi đó là động lực cùng nhau suy nghĩ về các vấn đề môi trường của Việt Nam.
Tôi đang sinh sống ở Việt Nam và đã vô cùng bất ngờ khi không tiến hành “phân loại rác”. Ví dụ, dù bạn cho rằng không cần thiết để làm điều đó nhưng tôi nghĩ bạn đã có thể phát triển công nghệ xử lý rác từ việc tạo ra quy định “phân loại rác” từ chính nhà mình. Đầu tiên là việc phân loại các chai nhựa, bạn có bắt đầu thử làm không?
Với những nỗ lực như vậy, tôi nghĩ nó sẽ trở thành “động lực” để bảo vệ môi trường của Việt Nam trong tương lai. Tôi muốn tạo ra thật nhiều cơ hội để suy nghĩ chút gì đó về môi trường Việt Nam cùng với những như hoạt động “Mottainai”. Xin vui lòng cho tôi biết nếu bạn có thể cùng giúp sức nhé.
Ở Nhật có 4 mùa là “Xuân hạ thu đông” nhưng có một câu chuyện là sự cân đối nhiệt độ giữa các mùa đang dần thay đổi. Cho tới bây giờ ở Nhật,
là chu trình các mùa một cách thông thường nhưng do mùa hè và mùa đông kéo dài còn thời điểm dễ chịu như mùa xuân và mùa thu thì dần trở nên ngắn hơn nên người ta cho rằng nó đang ảnh hưởng tới vấn đề môi trường. Hơn nữa, ở Nhật liên tiếp có những ngày vượt quá 40 độ C nên có nhiều người cho rằng thời tiết đã nóng hơn trước rất nhiều.
Thời đại mà Nhật Bản chỉ nhìn thấy các vấn đề môi trường trong nước đã kết thúc, còn hiện tại đang nỗ lực giải quyết các vấn đề khác nhau với tư cách là giải quyết vấn đề môi trường của toàn cầu. Ví dụ đó là vấn đề “rác thải nhựa” hay “chất thải gây ô nhiễm” phá hủy môi trường.
Đối mặt với những vấn đề môi trường như vậy, từ xưa chính phủ Nhật Bản và chính quyền các địa phương cũng đang lên tiếng. Ví dụ như những nỗ lực đó có thể tiến hành trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như những việc dưới đây.
Từ những việc nhỏ như vậy nhưng nếu với sự nỗ lực của tất cả mọi người thì sẽ sinh ra thành quả lớn. Bắt đầu từ ngày mai bạn cũng thử bắt đầu làm như vậy nhé!
Đất nước Nhật cũng đã từng đấu tranh rất nhiều với vấn đề môi trường. Ở một bài viết khác có tựa đề “Tokyo hướng tới Thế vận hội” tôi cũng đã đề cập tới nhưng cùng với sự phát triển kinh tế thì đường phố Nhật Bản cũng tràn ngập rác, số người vứt rác ra sông ngày một tăng lên và những nơi sạch đẹp dần không còn nữa.
Thành phố Tokyo với suy nghĩ ” Một Tokyo bẩn thỉu sẽ làm ấn tượng của Nhật Bản với thế giới trở nên không đẹp” đã kêu gọi người dân “Làm sạch đường phố” và mở rộng các phong trào như “Ngày dọn dẹp”, “Hoạt động dọn dẹp”. Ngoài ra còn đặt ra nhiều quy định khác như “Rác thì vứt vào thùng rác” hay “Không khạc nhổ trên đường”.
Cho tới nay thùng rác của Nhật chủ yếu là các thùng bê tông được xây dựng trên đường hoặc bên ngoài nhà. Do không có nắp nên thùng rác làm bằng bê tông thường bốc mùi khó chịu. Do đó, việc xuất hiện “thùng nhựa” ngay lập tức đã làm cho đường phố trở nên sạch đẹp hơn.
Thùng rác nhựa là vật nhẹ, dễ mang và có thể chùi rửa. Đây là thùng rác được sử dụng ở New York Mỹ và Nhật Bản đã tham khảo để sản xuất. Thùng nhựa đã nhanh chóng được phổ biến khắp Nhật Bản và kể cả ngày nay cũng vẫn đang được sử dụng.
Khi bắt đầu thực hiện, các quy định về phân loại rác ở Nhật cũng dần trở nên khắt khe hơn. Phải phân chia ra thành các loại như “Rác cháy được”, “Rác không cháy được”, “Chai nhựa/ Lon”, “Rác tái chế”, còn bây giờ việc đó trở thành “Điều đương nhiên”.
Trong các vấn đề môi trường của Nhật thì không chỉ có rác. Đã có rất nhiều trường hợp người dân gặp vấn đề về sức khỏe.