Làm đẹp là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, dù có mang thai hay cho con bú đi chăng nữa. Vậy bà bầu có được sơn móng tay không? Sơn móng tay có hại cho bà bầu không? Có ảnh hưởng gì đến em bé không? Mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Làm đẹp là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, dù có mang thai hay cho con bú đi chăng nữa. Vậy bà bầu có được sơn móng tay không? Sơn móng tay có hại cho bà bầu không? Có ảnh hưởng gì đến em bé không? Mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Có bầu uống trà sữa được không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, việc thay thế trà sữa bằng các loại trà thảo mộc tự nhiên khác có thể đem lại nhiều lợi ích tốt hơn cho sức khỏe, chẳng hạn như:
Nghiên cứu cho thấy, hoa cúc La Mã chứa nhiều apigenin – một hợp chất chống oxy hóa có tác dụng làm dịu, giảm căng thẳng và góp phần cải thiện tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. Nói cách khác, tiêu thụ trà hoa cúc có thể đem lại tác dụng thư giãn, giúp mẹ bầu thân khỏe tâm an.
Không những thế, trong trà hoa cúc còn chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm flavonoids như quercetin, patuletin, luteolin, α-bisabolol,…
Theo nghiên cứu, đây đều là những dưỡng chất có tác dụng giảm viêm nhiễm trong cơ thể, góp phần ức chế quá trình tổng hợp cholesterol LDL (một loại mỡ xấu) ở gan, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và bệnh tim mạch ở mẹ bầu.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác còn cho thấy, trà hoa cúc còn có khả năng làm giảm chứng trào ngược axit dạ dày – tình trạng xảy ra khi dạ dày giải phóng quá nhiều axit, khiến lượng lớn dịch vị trào ngược lên thực quản, gây ợ chua và làm đau rát (viêm) vùng hầu – họng.
Để trà hoa cúc phát huy đặc tính làm dịu axit dạ dày, mẹ bầu có thể uống 1 cốc 80 ml trà hoa cúc sau bữa ăn bất kỳ hoặc 60 phút trước khi đi ngủ.
Trà hoa cúc La Mã vừa có tác dụng an thần, vừa giúp cân bằng axit dạ dày
Gừng chứa các hợp chất chống oxy hóa như gingerol và shogaol, có tác dụng làm ấm bụng và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Vì thế, tiêu thụ trà gừng tốt cho mẹ bầu vì gừng có khả năng giảm buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Ngoài ra, trà gừng cũng có tác dụng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm lạnh và hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên uống trà gừng ở mức độ vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Genmaicha, hay còn gọi là trà xanh gạo lứt Nhật Bản, là sự kết hợp hoàn hảo giữa lá trà xanh phơi khô với hạt gạo lứt rang. Trong đó:
Bên cạnh đó, hàm lượng caffeine trong genmaicha thấp hơn so với trà xanh thông thường, làm cho nó trở thành lựa chọn an toàn hơn cho mẹ bầu. Caffeine thấp giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ, cũng như hệ thần kinh của cả mẹ và thai nhi.
Trong thai kỳ, thời điểm mà căng thẳng và lo âu thường trực có thể khiến bạn dễ đánh mất đi niềm an bình trong tâm trí, thì điều quan trọng là cần phải ưu tiên sức khỏe tinh thần của chính bản thân mình.
Tuyệt vời thay, trong trà genmaicha có chứa nhiều axit amin L-theanine, được chứng minh có công dụng xoa dịu tâm trí, góp phần làm giảm mức độ căng thẳng trong hệ thần kinh, cho phép bạn tìm thấy những giây phút yên bình quý giá, đặc biệt là ở giai đoạn gần sát ngày lâm bồn.
Không những thế, genmaicha cũng có hương vị dịu nhẹ, dễ uống, thích hợp để mẹ bầu bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thay thế cho trà sữa.
Trà genmaicha là sự kết hợp hoàn hảo giữa lá trà xanh với hạt gạo lứt rang phù hợp hơn cho mẹ bầu
Trà bạc hà có đặc tính làm dịu hệ tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa thường gặp trong giai đoạn ốm nghén.
Ngoài ra, loại trà này cũng được chứng minh có khả năng ngăn chặn / làm giảm các cơn đau do co thắt cơ trơn ở thành ruột, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thai kỳ.
Không những thế, theo nghiên cứu, ngửi mùi thơm của menthol – hợp chất khiến trà bạc hà có hương vị tươi mát đặc trưng, còn cho thấy tác dụng làm giảm cường độ và tần suất của các cơn đau đầu một cách hiệu quả, giúp sản phụ cải thiện các triệu chứng đau đầu thường gặp do căng thẳng hoặc do thay đổi nội tiết tố.
Trà lúa mạch giàu vitamin B, đặc biệt là niacin (B3), thiamin (B1), và pyridoxin (B6), giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, cải thiện chức năng thần kinh và duy trì sức khỏe tổng thể.
Không những thế, vitamin B6 còn được chứng minh có khả năng giảm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn ốm nghén.
Ngoài ra, lúa mạch chứa nhiều khoáng chất như sắt, magiê và kẽm. Trong đó:
Cuối cùng, trà lúa mạch không chứa caffeine, giúp mẹ bầu tránh được những tác dụng phụ không mong muốn từ caffeine như mất ngủ và căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống trà lúa mạch với lượng vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trà lúa mạch giàu vitamin nhóm B, sắt, kẽm và magiê
Tóm lại, việc lựa chọn và tiêu thụ trà sữa đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Trả lời câu hỏi bà bầu có được uống trà sữa không, các chuyên gia đều cho là có, nhưng cần hạn chế lượng tiêu thụ, chọn loại ít đường và ít caffeine để tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc uống trà sữa khi mang thai và lượng tiêu thụ hợp lý. Trên thực tế, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, sẽ giúp bạn an tâm dưỡng thai một cách khoa học và an toàn.
Nếu còn nhiều quan ngại xoay quanh câu hỏi mẹ bầu uống trà sữa được không và cần sự tư vấn sâu từ chuyên gia, bạn hãy liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được giải đáp chi tiết. Chúc bạn có một thai kỳ hạnh phúc và trọn vẹn!
(Thanh tra) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, theo nghị quyết được Quốc hội thông qua.
Sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu, tân Chủ tịch nước Lương Cường thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức.
Công tác nhân sự bắt đầu vào cuối giờ sáng ngày 21/10, theo chương trình nghị sự của Quốc hội.
Sau khi nghe tờ trình, thảo luận tại đoàn, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước trước khi tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Khi ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước, chiều 21/10.
Sau đó, nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 được Quốc hội thông qua với đa số đại biểu Quốc hội tán thành.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị: Ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã tuyên thệ nhậm chức theo quy định.
Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước. Ảnh: Q.Phúc
Sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã tuyên thệ nhậm chức theo quy định.
“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi - Lương Cường - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”, tân Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ.
Quốc hội ghi nhận lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Lương Cường.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII (từ tháng 5/2024); Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII (từ tháng 5/2024); Ủy viên Trung ương Đảng 3 khóa (XI, XII, XIII); Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
Trong quá trình công tác, ông Lương Cường gắn bó với quân đội, và kinh qua nhiều chức vụ trong lực lượng quân đội.
Từ một chiến sĩ, Thiếu úy năm 1979, ông Cường lần lượt được thăng quân hàm qua các năm: 1981 - Trung úy; 1982 - Thượng úy; 1985 - Đại úy; 1989 - Thiếu tá; 1993 - Trung tá; 1997 - Thượng tá và thăng quân hàm Đại tá vào năm 2001.
Xuất phát điểm từ vị trí trợ lý cán bộ, ông Cường kinh qua các chức vụ Phó Trung đoàn trưởng một số đơn vị, rồi Phó Cục trưởng phụ trách nhân sự, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Từ năm 2003 đến 2006, ông giữ chức Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2.
Đến tháng 4/2006, ông là Thiếu tướng, Chính ủy Quân đoàn 2.
Sau đó, ông giữ chức Chính ủy Quân khu 3 từ tháng 1/2008 đến 5/2011 và được thăng quân hàm Trung tướng vào tháng 8/2009.
Cuối năm 2014, ông Lương Cường được thăng quân hàm Thượng tướng.
Ông cũng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam trong hơn 4 năm, từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2015.
Ông Cường được thăng quân hàm Đại tướng vào đầu năm 2019. Trong giai đoạn từ tháng 5/2016 đến 1/2021, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Đầu năm 2021, ông Lương Cường được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII. Tháng 6 năm đó, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Đến giữa tháng 5/2024, Bộ Chính trị phân công Đại tướng Lương Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
Theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.