Giáo Trình Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật Học Viện Tư Pháp

Giáo Trình Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật Học Viện Tư Pháp

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Sổ tay Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố gồm có 05 Chương: Một số vấn đề chung về THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Chương 1); THQCT, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (Chương 2); THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự (Chương 3); THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố (Chương 4) và THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn (Chương 5).

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Sổ tay Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố gồm có 05 Chương: Một số vấn đề chung về THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Chương 1); THQCT, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (Chương 2); THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự (Chương 3); THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố (Chương 4) và THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn (Chương 5).

Các kỹ năng cơ bản khi tiếp xúc khách hàng

– Hai phương tiện của giao tiếp:

+ ngôn ngữ: rõ ràng, rành mạch, khi nói cần có tiết tấu, âm lượng vừa phải

+ phi ngôn ngữ: hình thức, dáng điệu, cử chỉ, cách bắt tay, nét mặt, ánh mắt, thái độ

+ tay phải sạch sẽ, nếu bị ra mồ hôi tay cần lau sạch, khô trước khi bắt tay

+ tư thế bắt tay: giữ khoảng cách vừa phải với khách hàng, người hơi cúi về phía khách hàng để thể hiện sự nhiệt tình

+ bắt tay chặt vừa phải, tránh bắt quá chặt, tránh “lắc lắc” khi bắt tay

+ thời gian bắt tay vừa bằng thời gian chào hỏi

+ người sẽ chủ động đưa tay ra trước khi bắt tay: người già, cấp trên, người được giới thiệu, phụ nữ

+ khi mới gặp cần tươi cười, sau đó thể hiện sự điềm đạm, nếu gặp chuyện buồn cần thể hiện sự chia sẻ với khách hàng

+ nhìn giao thoa với khách hàng

+ nên nhìn bao quát khách hàng, không nên nhìn chằm chằm vào khách hàng

+ không nên nhìn ra ngoài, không nên nhìn 1 điểm

+ đúng mực: không phải thấy người “sang” mà vồn vã, không thấy người “nghèo” mà tỏ ra kém nhiệt tình

– Chu trình lắng nghe: mong muốn thấu hiểu khách hàng:

Tập trung ==> Tham dự ==> Hiểu ==> Ghi nhớ ==> Hỏi đáp ==> Phát triển

+ chăm chú, không làm việc riêng

+ lắng nghe chọn lọc, phân tích

– Kỹ năng ngắt lời khi khách hàng nói quá nhiều:

+ chờ khách hàng nói hết câu, hết đoạn, rồi xin lỗi và ngắt lời, hướng đến những vấn đề cụ thể

+ trường hợp khách hàng không biết diễn đạt, có thể đề nghị diễn đạt giúp khách hàng bằng việc tóm tắt lại ý của khách hàng

– Vừa nghe vừa phải ghi chép: nên biết kỹ năng tốc ký

– Cần ghi chép chính xác, đầy đủ thông tin

– Gạch chân những đặc điểm cần lưu ý

– Tóm lược lại diễn biến vụ việc, có thể sử dụng bảng như sau:

– Đặt các câu hỏi để tìm hiểu đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc và mong muốn của khách hàng:

Ví dụ: khách hàng muốn tư vấn về ly hôn, có thể lập bảng câu hỏi như sau:

– Thông tin cá nhân của vợ, chồng: nơi ở, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế

– Vợ có đang mang thai không (với vụ việc người chồng muốn ly hôn)

– Nguyện vọng của con đối (kể cả với con dưới 7 tuổi trở lên, nếu có)

+ có tài sản chung nào, có giấy tờ chứng minh không

+ nguồn gốc của tài sản chung đó

+ có tài sản riêng nào, có giấy tờ chứng minh không

Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản

– B1: Tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng

– B2: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan

– B3: Nghiên cứu hồ sơ, tra cứu văn bản pháp luật, xây dựng ý tưởng

– B5: Rà soát văn bản, gửi văn bản cho khách hàng

Yêu cầu khi xử lý và tìm giải pháp pháp lý

+ Quan sát vụ việc: đưa ra nhận xét: từ yêu cầu ==> giải pháp

Tình huống tư vấn: Anh A đến xin tư vấn vụ việc như sau:

+ Ngày 1/1/2015, anh A ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm với Công ty X. Sau đó tiếp tục ký bản camkeets kèm theo HĐLĐ trong đó có điều khoản: khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước 90 ngày.

+ Ngày 21/12/2015 anh A viết đơn xin nghỉ việc và gửi đơn cho Công ty xin nghỉ việc từ ngày 21/03/2016

+ Ngày 16/2/2016, anh A gửi đơn xin nghỉ phép đến phòng Hành chính nhân sự nhưng Công ty không đồng ý cho anh A nghỉ phép

+ Ngày 29/3/2016 công ty ra quyết định xử phạt kỷ luật bằng hình thức sa thải đối với anh A. Trong quyết định ghi rõ: (i) Buộc anh A phải bồi thường cho Công ty một khoản tiền tương đương tiền lương những ngày không báo trước theo đúng cam kết, (ii) Khi nào anh A thực hiện các nghĩa vụ trên với Công ty thì Công ty mới trả sổ BHXH

Yêu cầu của anh A: Công ty X trả lại sổ BHXH mà Công ty đã giữ của mình

– Các kỹ năng cần thiết để tìm ra giải háp pháp lý cho vụ việc:

+ nhìn được mong muốn của khách hàng

+ dựng lại diễn biến vụ việc, xác định chứng cứ vụ việc

– Một số kỹ năng cơ bản để xác định đúng yêu cầu khách hàng: lắng nghe, ghi chép, xác định yêu cầu chính của khách hàng, hỏi lại, bổ sung …

– Xác định diễn biến vụ việc là yêu cầu bắt buộc: mục đích là để xây dựng được sơ đồ diễn biến vụ việc

+ mọi tình tiết đều phải đưa vào “sơ đồ” vụ việc

+ đánh giá tình tiết quan trọng: là tình tiết có giá trị pháp lý, đồng thời có giá trị chứng minh

+ lắng nghe và xác minh sự kiện (bằng các chứng cứ)

+ bổ sung các sự kiện còn thiếu: bằng tư duy logic + kinh nghiệm

+ đánh dấu những sự kiện, tình tiết còn thiếu trong “sơ đồ”

+ diễn biến xếp theo trình tự thời gian (tương tác với khách hàng)

– B4: Dùng kinh nghiệm để xác định các chứng cứ phổ biến của 1 vụ việc tương tự đã từng xử lý)

– B5: Kiểm tra các chứng cứ do khách hàng cung cấp (theo gợi ý ở bước 4) (Điều 95 Luật TTDS 2015)

– B6: Bổ sung các chứng cứ trong quá trình đọc hồ sơ (bằng kinh nghiệm + phán đoán logic + tư duy pháp lý)

– B7: Xác định giá trị pháp lý của chứng cứ (hợp pháp hay không hợp pháp)

– B8: Xác định giá trị của chứng cứ trong vụ việc

– B9: Lập bảng thống kê chứng cứ

Hình thức của giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng

– Trong 1 số trường hợp, giao dịch ủy quyền không nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản: như ủy quyền thực hiện nghĩa vụ, nộp hồ sơ hành chính, …

– Trong 1 số trường hợp, văn bản ủy quyền không nhất thiết phải được công chứng, chứng thực: như ủy quyền trong nội bộ cơ quan, tổ chức

– Giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng chủ yếu được thực hiện bằng văn bản được công chứng, chứng thực: như Hợp đồng ủy quyền, hoặc Giấy ủy quyền

Điều kiện để thực hiện hoạt động tư vấn

– Là quy định đặt ra đối với các tổ chức có chức năng tư vấn, gồm Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn PL, Trung tâm hỗ trợ pháp lý, theo đó thì các thành viên của các tổ chức này phải đảm bảo:

+ là công dân VN, trung thành với tổ quốc

+ có thời gian công tác PL ít nhất 5 năm

+ không phải là cán bộ, công chức

Yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng văn bản

– Trường hợp Văn bản cho ý kiến pháp lý về vụ việc: gồm 3 phần

+ Phần mở đầu: lý do, yêu cầu của khách hàng, chuyên gia

+ Phần nội dung: tóm tắt, đánh giá, định hướng giải quyết

+ Phần kết luận: chốt lại vấn đề, chữ ký của người đại diện PL của tổ chức hành nghề tư vấn PL

– Trường hợp Bảng trả lời câu hỏi: lập bảng với các thông tin:

– Trường hợp Văn bản tư vấn là Bản thẩm định, đánh giá, cho ý kiến pháp lý đối với vụ việc: hình thức văn bản cần có 3 phần là Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết thúc

– Trường hợp Văn bản tư vấn là Bảng trả lời câu hỏi: hình thức: kẻ bảng chia ô

Giảng viên: thầy Nguyễn Đăng Nghị (luật sư)

Giảng viên: thầy Vũ Văn Cương (Giám đốc TT Tư vấn PL-ĐH Luật HN)

BÀI THAM LUẬN: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO MÔN HỌC KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP

(Dành cho khóa đào tạo Luật sư 12 tháng)

LS – LG – TTV.PIAC. Trần Cao Phú

Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty luật Hợp danh Trần Cao

Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh

I.Khái quát thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay:

Sau 22 năm (1995 – 2017), Việt Nam đã từng bước hội nhập toàn diện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới, thông qua các điều ước quốc tế song phương và/hoặc đa phương mà Việt Nam đã tham gia ký kết như:

-Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài;

-Công ước PARIS 1883 quy định về quyền ưu tiên Quyền sở hữu trí tuệ đối với bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

-Công ước Stockholm (14/07/1967) về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO;

-Thỏa ước MADRID  được sửa đổi năm 1979  và Nghị định thư MADRID liên quan đến Thỏa ước MADRID  năm 1989 (Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu  đăng ký theo Hệ thống MADRID tại Geneva );

-Hiệp ước hợp tác PATENT ( PCT) Quyền sở hữu trí tuệ đối với bảo hộ cho sáng chế của mình ở mỗi nước trong số nhiều nước thành viên khác nhau;

-Hiệp định về thực hiện điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (gọi là hiệp định trị giá GATT 1994);

-Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ ( BTA) năm 2001;

-Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, từ ngày 01/01/2009 (Hiệp định TRIPS Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ);

-Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, từ ngày 05/5/2014;

-Hiệp định thương mại tự do (FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu, từ ngày 29/5/2014 gồm các nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan;

-Cam kết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2014 -2015;

-Hiệp định thương mại tư do khu vực  (RCEP) (ASEAN+6) năm 2015 – 2016 gồm các nước: Trung quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand, Cambodia, Lào, Thái Lan, Philippines, Myanmas, Indonesia, India.

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán gia nhập Hiệp định thương mại tự do với liên minh Châu Âu ( FTA với EU) và Hiệp định thương mại tự do Châu Âu ( EFTA) gồm các nước (Thụy Sỹ, Na-uy, Ai-xơ-len và Lich-ten-xtanh). Riêng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2015 – 2016 (gồm các nước Hoa Kỳ, Nhật bản, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile, Peru) đang trong tình trạng có khả năng không thể thực hiện được nếu Chính phủ Hoa kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định này.

1.Những thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam:

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc được tiếp cận thị trường một cách tự do và được bảo hộ, tạo ra lợi thế quan trọng giúp các Doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ khác (hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu), thông qua các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn khi tiếp cận các thị trường Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Cộng đồng chung khối ASEAN.

Đồng thời, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định với độ mở cao, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các dự án hợp tác, đầu tư giữa các Doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài, qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị ở phạm vi khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu chiến lược, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững với hiệu quả cao cho các Doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của chúng ta.

2.Những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam:

Theo thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế luôn quy định các nguyên tắc và nghĩa vụ trong thương mại quốc tế như ( Nguyên tắc “có đi có lại”, Nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc”, Nguyên tắc “đối xử quốc gia”). Do đó Hội nhập quốc tế, đồng nghĩa Việt Nam phải mở rộng thị trường nội địa cho các thương nhân nước ngoài tiếp cận một cách tự do thương mại vào thị trường Việt Nam.

Trong khi năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ mang tính chất dịch vụ - gia công – thương mại và không biết liên kết chặt chẽ lại với nhau nhằm tạo thành một sức mạnh tổng hợp – bền vững – đa ngành nghề. Do đó, sức cạnh tranh trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam sẽ diễn ra rất khốc liệt, mang tính sống còn trong tương lai.

3.Biện pháp khắc phục cho doanh nghiệp Việt Nam:

Để khắc phục những hạn chế trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chiến lược tái cấu trúc lại hệ thống các Doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên, chỉ giữ lại một số Doanh nghiệp nhà nước mang tính chiến lược để điều tiết nền kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô.

Đối với các Doanh nghiệp tư nhân, cần phải xóa bỏ tư duy quản lý theo “ mô hình gia đình trị”, biết tạo sự liên kết giữa các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành một thể thống nhất thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh ( BCC) tạo thành một sức mạnh liên hoàn – đa ngành nghề ( Association) trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý, điều hành Doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới toàn diện về tư duy gồm:

-Phương thức quản lý: Quản trị doanh nghiệp kết hợp với quản trị luật để hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả của bộ máy;

-Đổi mới công nghệ và tiếp thu được những công nghệ tiên tiến trên thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh;

-Huy động vốn và thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng về tài chính – kỹ thuật – kinh nghiệm nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh để tiến tới phát triển bền vững;

-Đảm bảo nguyên tắc: Công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp;

-Biết dung hòa lợi ích: giữa chủ sở hữu vốn với Ban điều hành và người lao động trong doanh nghiệp.

II.Vai trò của Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế:

Nền kinh tế thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện đã mang đến cho các Luật sư Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nghề luật sư. Song bên cạnh đó, các Luật sư Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức, một trong những thách thức đó là sự gia tăng ngày càng nhiều về số lượng và tính phức tạp pháp lý về nội dung các tranh chấp trong hoạt động thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp về đầu tư, tranh chấp về nội bộ thành viên, tranh chấp về lao động, tranh chấp về tài chính .v.v. trong doanh nghiệp.

Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội, các Luật sư Việt Nam cần phải tự trang bị cho mình kiến thức pháp luật ( Hệ thống pháp luật Việt Nam và Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) cho thật vững chắc và kiến thức kinh tế - xã hội phải thật sâu rộng để làm nền tảng cho công tác tư vấn pháp lý. Khi đạt được điều kiện cần và đủ này, tôi tin rằng các đồng nghiệp sẽ có nhiều khách hàng là những doanh nghiệp có tên tuổi trong nước và trên thế giới.

III.Nhu cầu Luật sư trong thời kỳ hội nhập quốc tế:

1.Yêu cầu của Chính phủ và Bộ tư pháp Việt Nam:

1.1.Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 cả nước phấn đấu có khoảng 20.000 luật sư hành nghề chuyên sâu, đạt tỷ lệ số luật sư trên số dân là 01 Luật sư/4.500 người dân, tại mỗi địa phương khó khăn về kinh tế xã hội có 30-50 luật sư, bảo đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

1.2.Cũng đến năm 2020, cả nước phấn đấu phát triển được khoảng 30 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô 50-100 luật sư và từ 100 luật sư trở lên họat động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

2.Thực trạng năng lực Luật sư của Việt Nam trong lãnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp:

2.1.Theo thống kê đến ngày 31/12/2016, cả nước có khoảng 12.000 Luật sư và 3.508 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh có 4.467 Luật sư, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội có 3.048 Luật sư. Hơn 1/3 Luật sư đang làm việc theo Hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong nước hoặc Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.Số lượng luật sư có đủ kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng số luật sư, trong đó chỉ khoảng 30 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư khu vực. Mới có khoảng 0,78% tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, sở hữu trí tuệ, kinh doanh, thương mại cho các doanh nghiệp lớn và/hoặc rất lớn của Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

3.Nhu cầu Luật sư  tư vấn doanh nghiệp trong xã hội Việt Nam: Trong thị trường kinh doanh ngành luật hiện nay và trong tương lai gần ( 2017 – 2020) đang có chiều hướng phát triển nhu cầu tư vấn pháp luật về doanh nghiệp rất cao. Việc đào tạo Luật sư của Học viện tư pháp cũng phải xem xét và tuân thủ quy luật “ cung - cầu” trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện của Nhà nước Việt Nam.

IV.Từ những nhận định mang tính khoa học trên, sẽ làm tiền đề để Học viện tư pháp nghiên cứu xây dựng chương trình môn Tư vấn pháp luật và hợp đồng, cũng như môn Chuyên sâu của Luật sư trong lãnh vực Tư vấn pháp luật về Doanh nghiệp:

1.Thực trạng khóa đào tạo Luật sư 06 tháng: Tất cả các học viên đều được đào tạo khá đầy đủ kỹ năng tư vấn pháp luật chung, cung cấp dịch vụ pháp lý khác, hợp đồng và kỹ năng tư vấn doanh nghiệp. Chuẩn đầu ra sẽ có kiến thức, kỹ năng tổng thể để phục vụ cho công tác tư vấn doanh nghiệp. Nhưng mặt hạn chế là thời gian đào tạo quá ngắn, nên thiếu điều kiện để thực hành và rèn luyện kỹ năng chuyên môn.

2.Thực trạng khóa đào tạo Luật sư 12 tháng:

2.1.Tách bạch 02 phần đào tạo gồm:

-Phần bắt buộc: Kỹ năng cơ bản của Luật sư trong hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý khác và Hợp đồng.

-Phần tự chọn: Kỹ năng tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp.

2.2.Trên thực tế, các Học viên tự chọn Lớp Chuyên sâu của luật sư trong lãnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp rất ít, có những khóa do số lượng Học viên tự chọn không đủ số lượng để mở lớp. Riêng các khóa đào tạo tại các tỉnh phía nam ( từ Nha Trang đến Cà Mau) thì các Học viện tự chọn chuyên sâu dân sự hoặc chuyên sâu hình sự. Theo tôi đây là mặt hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra sẽ không đồng đều, bởi lẽ:

-Nếu Học viên chỉ học phần bắt buộc, nhưng không chọn học phần Kỹ năng tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp. Người tốt nghiệp Chương trình đào tạo luật sư sẽ bị hạn chế về kỹ năng tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và không thể nào tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được;

-Nhu cầu của các ông chủ Doanh nghiệp đang cần những luật sư có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, sở hữu trí tuệ, kinh doanh trong nước, thương mại quốc tế.

3.1.Đối với Phần bắt buộc: Tôi đề xuất Học viện tư pháp nên nghiên cứu bổ sung thêm nội dung đối với Phần bắt buộc từ 02 đến 03 buổi ( giảm thời gian nghỉ hè hoặc kiến tập ngoại khóa), để các Giảng viên tọa đàm với Học viên về những kỹ năng rất cơ bản tư vấn pháp luật về các lãnh vực: Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế.

-Tôi đề nghị Học viện tư pháp nên nghiên cứu bổ sung thêm bài giảng mang tính chất tọa đàm với Học viên “ Kỹ năng của luật sư trong tư vấn doanh nghiệp về quản trị doanh nghiệp kết hợp quản trị luật”. Bởi lẽ, trên thực tế hành nghề luật sư tư vấn doanh nghiệp trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy các ông chủ Doanh nghiệp rất cần 02 lãnh vực chính để phát triển kinh doanh là: quản trị doanh nghiệp và quản trị luật.

-Do đó, giáo án bài này sẽ giúp cho Học viên xác định quản trị luật trong doanh nghiệp là quản trị những vấn đề gì? quản trị như thế nào để tạo hành lang pháp lý từ các văn bản cá biệt tạo nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt nhất, quản trị doanh nghiệp là quản trị những vấn đề nào? Tại sao phải quản trị doanh nghiệp?, mối quan hệ hữu cơ và song hành giữa quản trị doanh nghiệp với quản trị luật sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển một cách ổn định – bền vững trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế toàn diện hiện nay.

V.Phương pháp đào tạo môn học kỹ năng chuyên sâu của luật sư trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp:

1.Xậy dựng tư duy nhận thức cho Học viên kết hợp với phương pháp truyền đạt của Giảng viên: Đây là yếu tố rất quan trọng, nó sẽ tạo nên những buổi học sôi động và tranh luận trên giảng đường. Buộc tất cả mọi người phải cùng tư duy, nên Học viên có thể nắm bài ngay tại lớp. Thông qua đó, Giảng viên sẽ phát hiện ra những kiến thức pháp lý và/hoặc xử lý tình huống của Học viên chưa đúng, chưa chính xác để kịp thời trao đổi nhằm tạo ra một tư duy nhận thức bài học một cách hoàn thiện nhất và phù hợp với thực tế trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.Kỹ năng xây dựng tư duy cho Học viên:

2.1.Tại sao Giảng viên phải thực hiện vấn đề này?:

-Do đối tượng đào tạo của Học viện tư pháp không đồng đều về lứa tuổi, họ làm nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội, địa vị pháp lý của họ trong xã hội cũng khác nhau, một số Học viên lớn tuổi đã tốt nghiệp Đại học luật quá lâu nên kiến thức căn bản về pháp lý có thể bị quên và/hoặc bị lỗi thời không còn phù hợp với hệ thống pháp luật mới..v..v.

-Do Học viện tư pháp chỉ đạo tạo kỹ năng hành nghề Luật sư cho Học viên, không đào tạo lại kiến thức căn bản pháp luật, vì kiến thức này các Học viên đã được trang bị tại Trường Đại học luật.

-Bên cạnh đó, môn học kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp đòi hỏi phải có một kiến thức rất rộng và đa dạng như: kiến thức pháp luật phải chính xác tuyệt đối và liên quan đến nhiều ngành – nghề kinh doanh, kiến thức xã hội phải được phổ cập liên tục, kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức về quản trị doanh nghiệp kết hợp với quản trị luật..v.v.

2.2.Phương pháp xây dựng tư duy:

-Nhằm giúp cho Học viên hiểu chúng ta sẽ học những vấn đề gì?, tại sao phải học nó?, nó có lợi như thế nào đối với một luật sư tư vấn chuyên nghiệp về doanh nghiệp?, họ biết cần phải tự bổ sung thêm những kiến thức nào cho họ để phục cho môn học này?. Từ đó Học viên sẽ tự điều chỉnh tư duy và chuẩn bị tâm lý để vượt qua được những khó khăn của môn học.

-Chính giảng viên phải cho các Học viên biết trước các vấn đề trên, tạo một áp lực tâm lý buộc họ phải tự chuyển biến tư duy từ thụ động sang tư duy chủ động hơn và sáng tạo hơn trong học tập. Trong giờ đầu trên giảng đường có thể tạo ra “ những cú sốc tâm lý tức thời” cho Học viên, nhưng bước sang giờ học thứ 2, thứ 3 họ sẽ bắt kịp và đam mê tranh luận hoặc đặt ra các câu hỏi “ rất thực tế và hóc búa”. Lúc này, chính Học viên sẽ chủ động “ chất vấn lại giảng viên” tạo ra một áp lực mới về tâm lý cho Giảng viên, buộc Giảng viên phải xử lý thông tin một cách chính xác về pháp lý, phù hợp với thực tế trong hoạt động kinh doanh và nhanh chóng. Kết thúc buổi giảng, cả thầy lẫn trò đều cảm thấy một sự hưng phấn và đam mê môn tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp, bởi tất cả chúng ta đã tự học hỏi lẫn nhau về những cái mới trong một buổi giảng quá ngắn. Tiếp theo, là những cuộc điện thoại và/hoặc gửi email giữa thầy trò để cùng nhau giải quyết những tình huống pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nơi mà các Học viên đang công tác.

3.Phương pháp truyền đạt của Giảng viên:

Phương pháp giảng bài đối thoại trực tiếp kết hợp truyền đạt theo sơ đồ thông minh. Đòi hỏi giảng viên phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, nắm vững hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước tế mà Việt Nam là thành viên và mối liên hệ qua lại mang tính khoa học pháp lý giữa các ngành luật của Việt Nam với các điều ước quốc tế và/hoặc mối liên hệ trực tiếp giữa bài giảng này với các bài giảng khác trong môn Kỹ năng tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Giảng viên phải chuẩn bị tâm lý thật tốt để xử lý các tình huống diễn ra trên giảng đường khi các Học viên phản biện lại. Để buổi giảng đạt chất lượng tốt, thì Giảng viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng theo một quy trình nghiên cứu bài giảng như sau

3.1.Bước một: Nghiên cứu giáo trình và soạn giáo án giảng dạy

-Giảng viên phải căn cứ vào những yêu cầu của giáo trình do Học viện tư pháp đưa ra, nghiên cứu từng “câu chữ” và “ xác định bản chất của từng vấn đề cần truyền đạt kiến thức cho Học viên”;

-Giảng viên sắp xếp lại theo một trật tự  mang tính lôgic giữa các nội dung của giáo trình, xác định những ngành luật Việt Nam và điều ước quốc tế cùng tham gia điều chỉnh, chuẩn bị một số tình huống liên quan đến bài giảng và phương án giải quyết ( Lý luận và thực tiễn).

-Tiến hành soạn giáo án giảng dạy chi tiết, kiểm tra lần cuối xem cần bổ sung thêm phần nào trong giáo án giảng dạy hay không?.

3.2.Bước hai: Căn cứ vào giáo án giảng dạy đã được soạn để thiết kế các sơ đồ thông minh phục vụ cho phương pháp giảng đối thoại trên giảng đường

-Xây dựng  sơ đồ thông minh tổng quát.

-Xây dựng sơ đồ thông minh chi tiết cụ thể từng vấn đề quan trọng của giáo án giảng dạy.

3.3.Bước 3: Tâm huyết với nghề luật sư và không giấu nghề với Học viên

-Trước buổi giảng photocopy toàn bộ sơ đồ thông minh cho từng Học viên nghiên cứu trước khoảng 05 đến 10 phút tại giảng đường.

-Sau buổi giảng gửi giáo án giảng dạy cho lớp trưởng photocopy cho tất cả Học viên trong lớp tự nghiên cứu thêm và bổ sung kiến thức.

VI.Các yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra của môn tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp:

Trên thực tế, Luật sư tư vấn chuyên nghiệp cho Doanh nghiệp đòi hỏi rất cao về kiến thức tổng hợp (Luật – kinh doanh – thương mại – xã hội) và kinh nghiệm giải quyết các trường hợp pháp lý diễn ra trong doanh nghiệp hàng ngày. Công việc của Luật sư tư vấn doanh nghiệp rất nhiều, tốc độ xử lý thông tin rất nhanh và rủi ro trong kinh doanh cũng rất cao.

Trong bài tham luận này, tôi xin phép giới hạn tiêu chuẩn đầu ra của môn kỹ năng tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp của Học viện tư pháp tương ứng với 100 tiết lý thuyết và thực hành như sau

1.Về kiến thức: Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về chuyên sâu mang tính pháp lý liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp như:

-Quy trình thủ tục thành lập Doanh nghiệp đối với cá nhân – tổ chức góp vốn là công dân – pháp nhân Việt Nam hoặc với thương nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hoặc cá nhân – tổ chức nước ngoài đầu tư gián tiếp vào doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc góp vốn; Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp; Xây dựng điều lệ doanh nghiệp; Trình tự  và phương pháp góp vốn để thành lập doanh nghiệp; Những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp và cách giải quyết.

-Phương pháp xây dựng các văn bản cá biệt trong nội bộ doanh nghiệp; Quy trình ban hành quyết định của Tổng Giám đốc và/hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và/hoặc quy trình ban hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; Những nguyên tắc quản trị nội bộ doanh nghiệp nhằm tránh xung đột giữa Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên với Ban kiểm soát hoặc giữa Người quản lý với Ban điều hành doanh nghiệp; Phân biệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa người quản lý với người điều hành trong doanh nghiệp; Phương pháp xây dựng hệ thống các văn bản cá biệt trong Doanh nghiệp.

-Xác định được khi nào cần phải tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp và quy trình tổ chức lại doanh nghiệp; Phân biệt các loại hình doanh nghiệp, cấu trúc của từng loại hình doanh nghiệp và lợi thế của từng loại hình doanh nghiệp; Cấu trúc của tập đoàn Nhà nước và mô hình công ty mẹ với công ty con, phân biệt tính pháp lý các trường hợp chia – tách hoặc sáp nhập - hợp nhất doanh nghiệp; Kỹ năng mua bán doanh nghiệp tư nhân/ Công ty cổ phần/Công ty TNHH.

-Nguyên tắc quản lý chi – thu tài chính trong doanh nghiệp dựa trên 02 tiêu chí gồm Luật kế toán và thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên/ Tổng Giám đốc; Tính độc lập tuyệt đối của kế toán trưởng trong hoạt động tài chính; Nhận biết các loại vốn trong doanh nghiệp và sự hình thành – lưu chuyển của đồng vốn; Các quỹ bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập và nguyên tắc sử dụng các loại quỹ.

-Nguyên tắc xác định các loại thuế trong doanh nghiệp; Phương pháp tính thuế; Quy trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp; nhận biết về các loại thuế cơ bản gồm thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.

-Xác định pháp luật về quan hệ lao động, quyền & nghĩa vụ của người sử dụng lao động/người lao động; Kỹ năng giải quyết các tranh chấp lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; phương pháp dung hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động với người lao động;  Nguyên tắc thực hiện các chế độ cho người lao động gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm thất nghiệp; Kỹ năng thực hiện hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

-Xây dựng được quy chế và/hoặc xây dựng phương án sử dụng quỹ đất của doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất; trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ xin đổi mục đích sử dụng đất; Nguyên tắc đầu tư góp vốn bằng quỹ đất của doanh nghiệp ra ngoài doanh nghiệp.

-Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ; Xây dựng quy chế bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp/ quyền tác giả/ quyền liên quan đến quyền tác giả trong doanh nghiệp; Kỹ năng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi doanh nghiệp bị xâm phạm.

-Quy trình, thủ tục đầu tư theo hình thức PPP ( BOT, BTO, BT) hoặc đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ( BCC); Mối quan hệ giữa Luật đầu tư với các ngành luật khác gồm Luật doanh nghiệp/Luật kinh doanh bất động sản/ Luật chuyển giao công nghệ/Luật đấu thầu/ Luật tài nguyên và môi trường trong dự án đầu tư.

2.Về kỹ năng: Hiểu và vận dụng các kỹ năng cơ bản của luật sư khi tư vấn cho doanh nghiệp thể hiện như sau

-Kỹ năng phân tích nội dung yêu cầu tư vấn pháp luật của doanh nghiệp.

-Kỹ năng phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan đến tư vấn do Doanh nghiệp cung cấp cho Luật sư để tìm ra các điểm mấu chốt của vấn đề cần phải tư vấn.

-Kỹ năng xác định đúng các ngành luật và mối liên hữu cơ của ( hệ thống pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) cùng tham gia điều chỉnh từng nội dung yêu cầu tư vấn của Doanh nghiệp.

-Kỹ năng soạn thảo văn bản trả lời tư vấn cho Doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc chính xác pháp lý, dễ hiểu và chỉ hiểu theo một nghĩa duy nhất. Các kỹ năng hạn chế rủi ro tối đa khi  Học viên thực hiện tư vấn pháp luật.

-Thông qua kỹ năng tư vấn trên, Học viên sẽ có thêm kỹ năng giải quyết các tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng các hình thức giải quyết như: thương lượng, hòa giải; trọng tài thương mại; Tòa án.

Trong suốt khóa đạo tạo của Học viện tư pháp ngoài môn đạo đức hành nghề luật sư ra, thì tại từng môn học khác các Giảng viên vẫn đề cập đạo đức luật sư cho Học viên tại từng tình huống cụ thể trong bài giảng.

Riêng môn tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp còn phải trao đổi thêm cho Học viên về đạo đức kinh doanh, bởi lẽ “ thương trường là chiến trường”, cho nên thương nhân có thể “ sử dụng mọi thủ đoạn trong kinh doanh để đạt được mục đích”. Do đó, cần trang bị thêm cho Học viên về kiến thức cơ bản của đạo đức kinh doanh, nhằm giúp Học viện giải quyết các tình huống trong quá trình tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp sau này.

-Nhận thức chuẩn mực 02 nguyên tắc hành nghề luật sư, ưu tiên một là bảo vệ nền pháp chế XHCN Việt Nam, ưu tiên hai là bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng ( gồm: cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp);

-Có thái độ ứng xử nghề nghiệp chuyên nghiệp, tôn trọng pháp luật và công lý trong các mối quan hệ với khách hàng, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý Nhà nước;

-Có tinh thần trách nhiệm, thận trọng khi tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp;

-Tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, cũng như đạo đức trong kinh doanh.

VII.Để đạt chuẩn đầu ra nêu trên, Học viện tư pháp cần nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu như sau:

1.Trong quá trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo môn tư vấn chuyên sâu pháp luật về doanh nghiệp cần lưu ý:

-Thông qua những buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ( Giảng viên cơ hữu và Giảng viên thỉnh giảng) cần có sự thống nhất khi soạn giáo án giảng dậy phải tuân thủ và bám sát giáo trình đề cương từng bài học trong môn do Học viện tư pháp hướng dẫn;

-Thống nhất phương pháp truyền tải kiến thức theo phương pháp đối thoại trực tiếp có áp dụng linh hoạt lý luận với thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế;

-Hồ sơ tình huống cần được sửa đổi bổ sung, không nên lấy hồ sơ cũ và chỉ sửa ngày/tháng/năm. Bởi trong nền kinh tế thị trường hiện nay các tranh chấp phát sinh rất đa dạng. Tăng thời lượng thực hành của từng bài lên (gồm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp, Tư vấn tổ chức lại doanh nghiệp, Tư vấn đầu tư, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn quản trị điều hành doanh nghiệp “ quản lý nội bộ doanh nghiệp”). Vì đây là những vấn đề pháp lý rất quan trọng sẽ giúp cho Học viên khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu mà Doanh nghiệp đang cần.

2.Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy: trên thực tế có rất nhiều tiêu chí khác nhau để kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của từng Giảng viên. Trong bài tham luận này, tôi xin phép chỉ đưa ra 03 phương pháp căn bản như sau

2.1.Học viên đánh giá Giảng viên: Theo quan điểm của cá nhân tôi, thì tiêu chí này là chính xác nhất. Bởi họ là người bỏ tiền ra để mua kiến thức, Học viên là người tiếp cận trực tiếp với Giảng viên, nên việc nhận xét của họ về một Giảng viên như: Phương pháp truyền đạt trong giảng dạy; Phong cách; Tâm huyết nghề nghiệp, là rất đúng.

2.2.Giảng viên đánh giá Học viên: Thông qua bài học trên giảng đường, Giảng viên sẽ đánh giá Học viên về: Tinh thần học tập; Tỷ lệ % Học viên tiếp thu được kiến thức ngay trên giảng đường; Đánh giá một cách tương đối khả năng vận dụng kiến thức đã học  của Học viên vào thực tế trong tư vấn Doanh nghiệp.

2.3.Dự giờ giảng để đánh giá chất lượng của Giảng viên và Học viên: Hội đồng đánh giá cần phân công một số Giảng viên cơ hữu tham gia dự một vài buổi giảng của mỗi Giảng viên ( Giảng viên cơ hữu và Giảng viên thỉnh giảng). Thông qua đó, kiểm tra tổng quát về chất lượng đào tạo và phát hiện những hạn chế của Giảng viên cũng như của Học viên, nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện chương trình đào tạo của Học viện tư pháp.

Bài tham luận của tôi chỉ nhằm mục đích duy nhất để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Thực tế trên 12 năm hành nghề luật sư về tư vấn doanh nghiệp, cộng với quá trình tham gia giảng dạy tại Học viên tư pháp từ khóa 8 đến khóa 17 môn tư vấn cơ bản và tư vấn chuyên sâu về doanh nghiệp, bản thân tôi  xin phép đúc kết ngắn gọn súc tích vài dòng trên để cùng chia sẻ với Qúy vị .

Trân trọng cám ơn các thầy cô Học viện tư pháp đã tin tưởng, tạo điều kiện cho tôi được tham gia đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của Học viện.

Luật sư – Luật gia – Trọng tài viên PIAC: TRẦN CAO PHÚ